Bài học đầu đời về tài chính khi khởi nghiệp

Thứ ba - 30/06/2020 01:23 466 0
Bài học đầu đời về tài chính khi khởi nghiệp

Tích cóp những đồng tiền lẻ cũng là bước khởi nghiệp đầu tiên

Nhiều nơi bán hàng sử dụng thủ thuật đánh lừa cảm giác của khách hàng thông qua định giá bán sản phẩm, chẳng hạn như 199 ngàn đồng sẽ tạo cảm giác rẻ hơn 200 ngàn đồng. Khi mua món hàng đó, người tiêu dùng chắc chắn sẽ đưa 200 ngàn và người bán thối lại bằng kẹo để chiếm dụng 1 ngàn đồng. Do phần lớn người tiêu dùng có tâm lý xem nhẹ tiền lẻ nên người bán mới không ngần ngại sử dụng thủ thuật này.

Một hiện tượng khá phổ biến là nhiều người kỳ kèo từng đồng bạc lẻ với những người bán rau, bán cá ngoài chợ, nhưng lại sẵn sàng bồi dưỡng cho nhân viên phục vụ những đồng tiền lẻ khi uống cà phê, đi taxi, mua hàng trong siêu thị...

Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là vì số đông trong xã hội trọng tiền, nhất là ở những nơi nhân viên bán hàng có thái độ nhiệt tình với những khách hàng hào phóng, thờ ơ với những người chỉ "chi đúng và chi đủ”. Do vậy, nhiều người muốn dùng vài đồng tiền lẻ để mua sự nhiệt tình của nhân viên, còn những người bán rau, bán cá ngoài chợ không quan tâm đến điều này nên họ mới kỳ kèo từng đồng, từng cắc.

Với những người làm ăn chân chính thì tiền chính là biểu hiện của công sức lao động. Phí phạm tiền bạc cũng là phí phạm công sức lao động. Ở một số nước phát triển, các bậc phụ huynh thường dạy con cái phải biết quý trọng đồng tiền kiếm được bằng sức lao động của mình và trả công sòng phẳng cho con khi "thuê” chúng làm những công việc vừa với sức vóc và lứa tuổi.

Vì thế, ngay từ nhỏ, con họ đã rất trân trọng những đồng tiền tự mình kiếm được, biết cách tích cóp và làm chúng sinh sôi nảy nở để có số vốn của riêng mình.

Điểm chung ở những doanh nhân làm giàu chân chính là họ rất trân trọng đồng tiền do mình làm ra và rất có ý thức trong chi tiêu, không bao giờ tiêu xài hoang phí.

Khi hỏi một doanh nhân giàu có: "Tại sao anh chi tiêu kỹ quá, còn con trai anh lại tiêu xài rất hoang phí?", câu trả lời "bởi vì cha tôi nghèo hơn cha nó” của doanh nhân này cho thấy những ai bỏ công sức ra kiếm tiền thường biết trân trọng đồng tiền, còn những đồng tiền dễ dàng có được, không phải là kết quả của công sức lao động sẽ rất dễ bị tiêu xài hoang phí.

Như vậy, tích cóp những đồng tiền lẻ cũng chính là thái độ cần mẫn làm từ việc nhỏ đến việc lớn theo nguyên lý phát triển bền vững "tích tiểu thành đại". Những người khởi nghiệp cũng cần hiểu rõ nguyên lý này, bởi quá trình khởi nghiệp luôn bắt đầu từ những việc nhỏ, kiểm soát chi tiêu để tăng phần tiết kiệm, tích lũy để có số vốn lớn nhằm sẵn sàng thực hiện những ý tưởng làm ăn sau này.

Sau khi thành lập công ty với rất nhiều hạng mục phải chi tiêu, điều quan trọng nhất là phải biết tiết kiệm từ những hạng mục nhỏ để tránh hoang phí, mất kiểm soát về dòng tiền là những kỹ năng cơ bản. Mỗi người khởi nghiệp cần thấm nhuần bài học này để biết quý trọng những đồng tiền dù ít ỏi mà họ có được.

8 lời khuyên tài chính cho doanh nhân khởi nghiệp

Nếu bạn đang nghĩ đến việc khởi động một công ty khởi nghiệp thì đừng bỏ qua 8 lời khuyên này. Những lời khuyên dưới đây giúp bạn tránh được một số sai lầm tài chính phổ biến mà các doanh nhân mắc phải khi bắt đầu một doanh nghiệp mới.

Quản lý dòng tiền là chìa khóa

Hầu hết các công ty khởi nghiệp thất bại vì nhiều lý do, nhưng một lý do phổ biến hơn nhiều so với những lý do khác là “hết tiền”. Bạn cần biết mỗi ngàn đồng đến từ đâu và mỗi ngàn đồng sẽ đi đâu.

Nếu bạn không làm chủ dòng tiền của mình, bạn sẽ đặt doanh nghiệp của mình vào một vị trí rất nguy hiểm. Không quan trọng là ý tưởng của bạn có thể tốt đến mức nào khi bạn hết tiền, bạn đã va vào chân tường và không thể nào thoát ra được. Hãy thiết lập một ngân sách và kiểm soát nó chạt chẽ.

Theo dõi và giám sát tất cả các chi tiêu

Với một khởi nghiệp mới, sẽ có những chi phí đến với bạn từ mọi hướng. Việc thuê một nhân viên toàn thời gian để xử lý các cuốn sách ngay từ đầu không phù hợp với ngân sách cho phép, vì vậy hãy sử dụng phần mềm kế toán để duy trì việc kiểm soát ngân sách.

Điều này không chỉ giúp quản lý dòng tiền mà còn giúp việc quản lý dòng thuế hàng năm trở nên dễ dàng hơn nhiều. Khi doanh nghiệp phát triển và các khoản thu chi trở nên phức tạp hơn, bạn sẽ cần xem xét việc thuê một kế toán riêng chuyên nghiệp.

Hạn chế chi phí cố định của bạn

Trong giai đoạn khởi đầu của một khởi nghiệp, giữ cho chi phí của bạn thấp là chìa khóa cho tuổi thọ của doanh nghiệp. Bạn không cần một văn phòng lộng lẫy lớn ở trung tâm thành phố hoặc các bữa ăn được phục vụ đầy đủ ba lần một ngày.

Hãy hoạt động làm sao để bạn có thể phân bổ phần lớn vốn của mình cho tăng trưởng, điều này sẽ cho phép bạn một ngày không xa có thể thực hiện bất kỳ phúc lợi nào bạn muốn. Rất nhiều công ty khởi nghiệp tập trung vào những điều sai trái như văn phòng sang chảnh và tiện nghi vượt trội mà quên mất rằng tạo doanh thu nên là ưu tiên hàng đầu của.

Tập trung vào việc thu hút khách hàng

Không có khách hàng, bạn không thể làm kinh doanh. Bạn càng sớm tìm ra cách để chiếm được được khách hàng và thị trường, cơ hội của bạn càng nhiều. Khi bạn xác định các kênh bán hàng khác nhau, hãy tối ưu hóa để giảm chi phí.

Trong thời gian đầu, bạn không thể kiểm tra hiệu quả của mọi kênh bán hàng, cả về thời gian và chi phí, vì vậy hãy tập trung vào các kênh có cơ hội sinh lợi nhất. Khi bạn làm tốt kênh đó, bạn sẽ có khả năng tài chính để thực hiện bán hàng trên các kênh khác để thu thêm nhiều lợi nhuận.

Lạc quan nhưng luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất

Bạn không bao giờ biết những gì có thể xảy ra khi bắt đầu kinh doanh, vì vậy tốt nhất là bạn nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đừng bỏ công việc của bạn và loại bỏ nguồn thu nhập chính của bạn cho đến khi doanh nghiệp của bạn có thể thay thế thu nhập đó.

Có một khoản dự trữ – cả cá nhân và doanh nghiệp cần có một tài khoản tiền dự trữ mà bạn có thể dùng khi có việc khẩn cấp. Bạn không bao giờ muốn có những tình huống xấu xảy ra những đáng buồn thay là chúng thường xảy ra vào những lúc chúng ta không mong chờ nhất.

Không có gì có giá trị tiền tệ hơn thời gian của bạn. Bạn chỉ nhận được số tiền nhất định mỗi ngày, vì vậy hãy cân nhắc điều đó khi bạn lên kế hoạch cho lịch trình và các nhiệm vụ hàng ngày. Mỗi giây phút bạn dành để làm một việc không liên quan đến doanh nghiệp của bạn là lãng phí thời gian (và tiền bạc).

Hãy chắc chắn rằng bạn đủ tiền để “sống”

Mặc dù ban đầu bạn không cần phải bù đắp cho bản thân mình sau những thời gian kinh doanh chăm chỉ bằng một mức thu nhập lớn, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đủ tiền để “sống”.

Hãy cho bản thân đủ sống thoải mái và tập trung vào việc xây dựng doanh nghiệp của bạn. Khi bạn loại bỏ căng thẳng về tài chính cá nhân, nó cho phép bạn tập trung cao độ vào công việc kinh doanh của mình.

Thiết lập mục tiêu tài chính

Thay vì chỉ nói, tôi muốn xây dựng một công ty trị giá hàng triệu đô la, bạn cần chia nhỏ các mục tiêu tài chính thành các mục tiêu có thể tiếp cận và đo lường được.

Mục tiêu doanh thu hàng tháng, hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày cho phép bạn theo dõi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục. Bạn thậm chí có thể thiết lập các cột mốc để đạt được trên đường đi, cung cấp cho bạn rất nhiều mục tiêu nhỏ hơn để liên tục đạt được. Viết ra những mục tiêu nhỏ có thể mang lại cho bạn sự tự tin cần thiết để tiếp tục tăng sức mạnh trong suốt hành trình khởi nghiệp.

Vạn sự khởi đầu nan!

Khởi nghiệp vốn không dễ dàng, chính vì vậy bạn cần nỗ lực và kiên trì để biến ước mơ của mình thành sự thật. Bizbooks hi vọng những lời khuyên về tài chính trong bài viết này sẽ phần nào giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí không cần thiết và nhanh chóng phát triển doanh nghiệp của riêng mình.

Bạn đang đọc bài viết Bài học đầu đời về tài chính khi khởi nghiệp tại chuyên mục Con đường Khởi nghiệp của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư khoinghiep@dddn.com.vn, SĐT: (+844) 3.5772400

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thông kê
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây