Festival Khởi nghiệp 2021: Các dự án khởi nghiệp kêu gọi đầu tư ra sao? (phần 1)

Thứ tư - 13/01/2021 01:20 450 0
Dự án Ứng dụng Tảo Spirulina vào thức ăn cho tôm và cải tạo môi trường

Dự án Ứng dụng Tảo Spirulina vào thức ăn cho tôm và cải tạo môi trường

1, DỰ ÁN ỨNG DỤNG TẠO SPIRULINA VÀO THỨC ĂN CHO TÔM VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG: 

Dự án Ứng dụng Bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cả tạo môi trường do nhóm sinh viên Nguyễn Ngọc Trân, Trần Thị Nga, Biện Công Đoàn, Bùi Phước Trường thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Huỳnh Văn Hiếu thuộc khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Nguyễn Tất Thành

Có thời gian tìm hiểu nghiên cứu về tảo Siprulina nhiều năm và nhóm bạn trẻ khởi nghiệp đã thấy được nỗi khổ của người nông dân nuôi tôm mắc phải như: hao hụt cao ở giai đoạn thả giống; tốc độ phát triển chậm ở giai đoạn đầu ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của tôm nuôi, màu sắc tôm không đạt yêu cầu mong muốn làm cho giá tôm giảm gây ảnh hưởng đến doanh thu mỗi vụ,...

Khảo sát các hộ nuôi tôm ở Xã Mỹ An, Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre và thấy được những khó khăn của bà con nơi đây, nhóm sinh viên Nguyễn Ngọc Trân, Trần Thị Nga, Biện Công Đoàn, Bùi Phước Trường đã quyết định tiến hành thực hiện dự án “Ứng dụng tảo Sprirulina gia tăng hiệu quả cho tôm và cải tạo môi trường” với mong muốn khắc phục những mong muốn của bà con nông dân và bắt tay vào ứng dụng thực tế.

Thuyết trình tại Festival, đại diện nhóm dự án cho biết, kết quả ứng dụng tảo Spirulina vào thức ăn cho tôm là phương án khả thi với tính ứng dụng thực tế cao, giải quyết được các vấn đề khó khăn đặt ra và tạo ra “sản phẩm để giải quyết các nỗi đau của người nuôi tôm”.

Phản biện của hội đồng chuyên môn:

Ông Lý Đình Quân – Tổng Giám đốc Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn

Ông Lý Đình Quân – Tổng Giám đốc Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn

- Ông Lý Đình Quân – Tổng Giám đốc Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn: Sản phẩm đang ở giai đoạn của đổi mới sáng tạo? Bao nhiêu khách hàng đã sử dụng và khảo sát khách hàng ra sao? Qua quá trình khảo sát thách thức nào dự án đang gặp phải?

Trả lời: Dự án đã khảo sát trên 5 hộ nuôi và đã có những khách hàng đầu tiên. 5 hộ đã được liên kết với dự án, sử dụng miễn phí, dự án sẽ chịu trách nhiệm nếu tảo có vấn đề phát sinh.

Định hướng là các hộ nuôi tôm công nghệ, họ có sự tiên tiến hơn các hộ nuôi truyền thống.

- Ông Hoàng Văn Dũng – Phó ban đầu tư đầu tư ngân hàng SHB: Các bạn mong muốn kêu gọi vốn bao nhiêu? Doanh thu như thế nào? Chiến lược phát triển trong 3 năm tới ra sao?

Trả lời: Dự án mong muốn kêu gọi 1 tỷ đồng cho 20% cổ phần, doanh thu hiệu quả giai đoạn đầu 2 năm là 19 tỷ đồng, lợi nhuận là 4 tỷ đồng. Định hướng sản phẩm: Chào hàng trực tiếp đến các gia đình nuôi tôm, tạo lập thương hiệu từ đó quảng bá đến các đại lý. Cuối cùng, mình đủ lớn liên kết với các công ty thức ăn chăn nuôi để cho trực tiếp tảo vào thành phần thức ăn?

Chiến lược 3 năm tới sẽ đầu tư nhân rộng mô hình, hoàn thiện giấy phép, chứng chỉ mở rộng hoạt động, phát triển nghiên cứu thành lập công ty, đăng ký sở hữu trí tuệ.

Ông Hoàng Văn Dũng quan tâm tới dự án và đang có ý định đầu tư.

2, DỰ ÁN CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI GỖ DỪA CCF:

Dự án Công ty cổ phần sản xuất và thương mại gỗ dừa CCF

Dự án Công ty cổ phần sản xuất và thương mại gỗ dừa CCF

Thuyết trình của nhóm dự án:

Chúng ta đang phụ thuộc nhiều vào nguồn gỗ truyền thống, chúng ta cần một nguồn nguyên liệu khác để thay thế, giảm thiểu sự phụ thuộc vào gỗ truyền thống

Dự án “sản xuất và thương mại gỗ dừa CCF” sử dụng nguyên liệu phi truyền thống, nguyên liệu là phần thứ liệu, phế liệu của cây dừa hiện nay vẫn đang tồn đọng ngoài môi trường để sản xuất ra sản phẩm ván sàn và các sản phẩm đồ gỗ khác từ loại gỗ này.

Bên cạnh nguồn nguyên liệu phi truyền thống, dự án “sản xuất và thương mại gỗ Dừa” áp dụng công nghệ hoàn toàn mới tại Việt Nam: Công nghệ biến tính “nhiệt – hóa – cơ” nên có tính chất chống chịu lại được các vi sinh vật gây hại cho gỗ, màu sắc đẹp, cường độ cơ học cao và chống hút nước từ đó có thể sử dụng được ở không gian trong nhà và ngoài trời. Phương pháp sử dụng nhiệt độ cao, các chất chậm cháy, các chất hương liệu,… kết hợp với cường độ nén cơ học. Xử lý từ gỗ dừa chất lượng thấp thành gỗ dừa có chất lượng đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, từ đó cấu thành nhiều loại hình sản phẩm đa công năng.

Sản phẩm có giá thành cạnh tranh: 350.000 đồng/m2 tương đương với các loại sản phẩm ván sàn công nghiệp khác và thấp hơn các sản phẩm ván sàn làm từ gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng. Trước mắt, sản phẩm hướng đến thị trường nội địa, sau đó sẽ phát triển sản phẩm và hướng đến thị trường Châu Á.

Với quy mô sản xuất theo hướng công nghiệp, sản phẩm theo đúng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng giá trị sản phẩm. Do đó, dự án “Công ty sản xuất ván sàn gỗ Dừa CCF” đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh, xây dựng. Từ đó đem đến cho thị trường một sản phẩm mới, thúc đẩy tăng trường kinh tế tại địa phương thông qua việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương và người trồng Dừa, giúp giảm tỷ lệ đói nghèo do thất nghiệp,…

Phản biện của hội đồng chuyên môn:

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Cố Vấn chương trình khởi nghiệp quốc gia, chủ tịch hội đồng chuyên môn

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Cố Vấn chương trình khởi nghiệp quốc gia, chủ tịch hội đồng chuyên môn

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Cố Vấn chương trình khởi nghiệp quốc gia, Chủ tịch hội đồng chuyên môn: Sản phẩm của dự án có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm khac trên thị trường hay không? Giá bán cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài và nội địa như thế nào? Nguồn nguyên liệu được tận dụng từ trong nước, liệu khó khăn gì về nguồn nguyên liệu hay không khi sản xuất đại trà? Các bạn sẽ đặt nhà máy ở đâu?

Trả lời: Sản phẩm có thể đảm bảo chắc chắn cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Giá bán gỗ dừa CCF có thể cao hơn hoặc bằng với gỗ ép công nghiệp trên thị trường, với các loại ván gỗ tự nhiên thì giá thấp hơn.

Hàng năm đang có khoảng hơn 1 triệu m2 gỗ dừa, phế liệu vứt bỏ ngoài tự nhiên đang gây ô nhiễm môi trường, cây dừa sẽ bị chặt bỏ khi qua 25 năm tuổi. Nguồn nguyên liệu bọn em sẽ thu mua ở những nơi như thế và hỗ trợ kinh tế cho các hộ trồng dừa.

Nhà máy dự án sẽ xây dựng tại Bến Tre, văn phòng ở trường ĐH Lâm Nghiệp Đồng Nai.

Ông Lý Đình Quân – Tổng Giám đốc Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn: Với sản phẩm khoa học công nghệ mới như vậy sản phẩm đã có căn cứ tiêu chuẩn, hội đồng chuyên gia thẩm định hay chưa?

Trả lời: Sản phẩm demo hiện tại sẽ đưa đến công ty, đã được kiểm nghiệm ở Viện Công nghệ gỗ và Nội thất của ĐH Lâm Nghiệp.

Kết luận: Ông Lý Đình Quân đã quan tâm tới dự án

3, VẬT LIỆU XÂY DỰNG UNC TỪ RÁC THẢI NGỮA - CTCP PANDO:

Vật liệu xây dựng UNC làm từ rác thải nhựa – CTCP Pan

Vật liệu xây dựng UNC làm từ rác thải nhựa – CTCP Pan

Dự án Pando – Vật liệu xây dựng làm từ rác thải nhựa của nhóm tác giả Phạm Mạnh Đình, Võ Văn Tuấn, Võ Thị Kim Hạ, Nguyễn Đức, Nguyễn Phan Thiên Lãm, Đinh Thị Hương Mơ, Nguyễn Thị Tố Trinh đến từ Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM là dự án thuyết trình đầu tiên tại Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020. 

Theo phần thuyết trình, sản phẩm ngói Pando có các đặc tính kỹ thuật tốt hơn so với sản phẩm ngói truyền thống. Cụ thể là nhẹ hơn 25%, không thấm nước, chịu lực uốn lớn gấp 4 lần, chịu mài mòn và va đập tốt hơn 15 lần.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư thế giới về ô nhiễm rác thải nhựa. Mỗi năm có 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được tạo ra, nhưng chỉ có 0,15 triệu tấn được tái chế. Lượng rác thải nhựa thải ra đại dương mỗi năm 0,73 triệu tấn. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở thành bải tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải tăng đến 200% mỗi năm. Với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa như đã kể trên, Pando đã tự đặt ra câu hỏi là “Tại sao các quốc gia đã đầu tư rất nhiều về công nghệ tái chế nhưng vẫn chưa hiệu quả?”.

Theo Pando, nguyên nhân được chỉ ra do chất thải nhựa chưa được giải quyết đúng cách, chúng bị vứt bừa bãi hoặc không được xử lý. Bên cạnh đó, chỉ có 27% sản phẩm nhựa thải được đưa vào sản phẩm tái chế. Lượng nhựa tái chế đưa vào sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần dùng sẽ gây ra sự cạnh tranh giữa nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh. Việc này đã dẫn đến nhiều nhà máy tái chế nhựa bị thua lỗ. Ngoài ra, việc tái sử dụng rác thải nhựa nhiều lần trong ngành thực phẩm sẽ không đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

Để giải quyết tình trạng trên Pando đã đưa ra giải pháp về vật liệu UNC, biến rác thải nhựa thành sản phẩm có tuổi đời lâu hơn, sử dụng cho các ngành xây dựng và kỹ thuật. Vật liệu UNC được tạo ra từ các nguyên liệu chính là rác thải nhựa, cốt liệu cát và phụ gia. U là UTE, tên viết tắt tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, N là Nilon và C là Cát. Cốt liệu có thể thay thế cát là xỉ, cát biển, đá dăm. Vật liệu UNC được ứng dụng vào sản xuất gạch ngói, gạch lát, công nghệ thùng chìm, thùng nổi và công nghệ in 3D, gọi chung là sản phẩm Pando.

Phản biện của hội đồng chuyên môn:

TS. Nguyễn Ngọc Tú

TS. Nguyễn Ngọc Tú

TS Nguyễn Ngọc Tú, Tổng Giám đốc Tập đoàn THT Global US: Dự án của em đang trong giai đoạn nào? Kế hoạch trong năm tới?

Trả lời: Công nghệ hiện tại đã tạo ra công nghệ thử nghiệm màu để sản xuất, các sản phẩm đã được thử nghiệm 7 năm nghiên cứu. Gọi vốn với số tiền 1.5 tỷ đồng cho 10% cổ phần.

Ông Chu Tuấn Anh - Giám đốc hệ thống đào tạo hệ thống lập trình Aptech: Dự án đã tiếp cận được đơn vị sản xuất nào?

Trả lời: Tập đoàn Hoàng gia Việt đã quan tâm tới dự án, có nhà máy riêng họ muốn ứng dụng công nghệ của Pando ứng dụng để sản xuất. Chúng em đang tiến hành chuyển giao công nghệ khi đã xây dựng hoàn thiện hệ thống một cách tự động hóa hoàn toàn.

4 - DỰ ÁN GIƯỜNG NGỦ THÔNG MINH:

Dự án Giường ngủ thông minh.

Dự án Giường ngủ thông minh.

Thị trường giường thông minh trên thế giới có giá trị giá 2,6 tỷ USD trong năm 2016, dự đoán sẽ mở rộng với tốc độ 7,9% hằng năm, đạt 4,8 tỷ USD trong năm 2024.

Đứng trước thực trạng tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến khá phức tạp. Nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng này là thói quen không buông màn khi ngủ của người Việt.

Tại Việt Nam, hiện có gần 21 triệu người mắc tăng huyết áp nhưng tỉ lệ người dân Việt Nam biết mình bị tăng huyết áp và tuân thủ điều trị chỉ chiếm 1/3.

Trong khi đó, việc chăm sóc giấc ngủ của người Việt hiện nay rất hời hợt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cân nặng và ung thư vú ở nữ giới, hay hội chứng ngừng thở khi ngủ...

Đặc biệt, một trong những nguy cơ đe dọa tính mạng con người là đột tử, hiện nay trở thành một vấn đề đáng lo ngại.

Dự án giường ngủ thông minh  của nhóm sinh viên Lê Thị Thu Ngân, Phan Trung Hiếu, Lê Nguyễn Văn Dương, Phan Văn Thịnh, Nguyễn Trương Nhật Tân của trường Đại học Duy Tân đã phát triển dự án giường ngủ thông minh, cung cấp hệ thống buông màn tự động, hạn chế tình trạng bị muỗi đốt khi ngủ, thông qua đó giảm số lượng ca sốt xuất huyết tại Việt Nam.

Từ đó góp phần thay đổi, tạo thói quen theo dõi các thông số sức khỏe và chất lượng giấc ngủ hằng ngày, giúp người dùng phát hiện các bất thường để kịp thời phòng tránh, giảm thiểu các căn bệnh nguy hại; Kịp thời phát hiện nguy cơ đột tử, ngừng thở khi ngủ để phòng tránh và điều trị.

Tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng dự án sẽ cung cấp: các thiết bị, cảm biến, kết nối công nghệ, ID người dùng, biến chiếc giường ngủ cá nhân của người dùng thành những chiếc “giường ngủ thông minh”. Giường ngủ thông minh với đầy đủ các tính năng/ tính năng được lựa chọn như buông/ xếp màn tự động theo trạng thái ngủ/ thức của người dùng, đo đạc, đánh giá, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe (nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, tần suất cử động). Đánh giá chất lượng giấc ngủ, đưa ra một số lời khuyên, cảnh báo các chỉ số bất thường kéo dài, cảnh báo khi phát hiện nguy cơ đột tử hoặc chứng ngừng thở khi ngủ của người dùng.

Theo thuyết trình của đại diện dự án, so với các sản phẩm giường ngủ thông minh có trên thị trường hiện nay, lợi thế sản phẩm đó là kết hợp cả yếu tố chăm sóc sức khỏe lẫn tiện nghi, phù hợp với điều kiện khí hậu; thói quen và cả mức sống của người Việt; Có thể phân tích và cảnh báo các chỉ số bất thường, đặc biệt là nguy cơ đột tử. Tạo ra sản phẩm thông minh ngay trên chiếc giường ngủ cá nhân của người dùng.

Về tiến độ, giai đoạn 1, sẽ nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm từ 6-12 tháng (hiện nay đã đạt đến giai đoạn sản phẩm mẫu cơ bản). Giai đoạn 2, sẽ kiểm định chất lượng sản phẩm mẫu, hoàn thành hồ sơ pháp lí, nhận phản hồi và hoàn chỉnh từ 6-9 tháng. Giai đoạn 3 là chuyển giao, sản xuất đại trà và bán hàng cũng như cung cấp các dịch vụ hậu mãi.

Mục tiêu năm thứ nhất sẽ sản xuất 1400 sản phẩm trong đó Quý 1 sản xuất 155 chiếc, Quý 2 sản xuất 215 chiếc, Quý 3 sản xuất 350 chiếc, Quý 4 sản xuất 570 chiếc.

Phản biện của hội đồng chuyên môn:

TS. Nguyễn Ngọc Tú, Tổng Giám đốc Tập đoàn THT Global US: Các em đã bao giờ nghĩ đến việc liên kết với tất cả các bệnh viện ở Việt Nam hay chưa?

Trả lời: Đối tượng dự án hướng tới là bệnh viện tư nhân.

Lý Đình Quân – Tổng Giám đốc Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn: Đâu là chức năng quan trọng nhất? Người tiêu dùng quan tâm nhất?Việc theo dõi giấc ngủ có đem lại giải pháp gì?

Trả lời: Chức năng quan trọng nhất theo dõi giấc ngủ có ổn định không, từ đó phân tích dữ liệu giấc ngủ, kết hợp smart home điều chỉnh ánh sáng phòng ngủ, nhiệt độ phòng cho phù hợp.

5, DỰ ÁN CENTIMEMEDIA - NỀN TẢNG KẾT NỐI TOÀN DIỆN CỘNG ĐỒNG VIDEO - MAKERS VÀ NGƯỜI DÙNG:

Dự án Centimedia - Nền tảng kết nối toàn diện cộng đồng Video-makers và người dùng

Dự án Centimedia - Nền tảng kết nối toàn diện cộng đồng Video-makers và người dùng

Theo nghiên cứu của công ty TNS (2019), 41% là tỷ lệ thời gian xem video của người Việt Nam khi sử dụng điện thoại. Đặc biệt, nói riêng về video quảng cáo, có đến 65% các công ty tại Việt Nam tăng ngân sách cho lĩnh vực video marketing, chiếm 16% tổng chi phí quảng cáo thương hiệu theo báo cáo thị trường Digital Marketing Việt Nam năm 2019. Thông thường, giá 1 video quảng cáo tầm trung dao động từ 5 triệu đến 100 triệu, quy mô của ngành sản xuất video quảng cáo trong nước lên đến hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các dịch vụ khác như quay Tiktok, quay sự kiện, quay vlog,….

Sự phát triển của video quảng cáo nói riêng và video nói chung làm cho nhu cầu kết nối giữa khách hàng và Video maker thật sự bùng nổ. Group “Quay phim tìm việc – Việc tìm quay phim chụp ảnh” và hàng loạt các group tương tự có tới hơn 100,000 thành viên tham gia. Có thể thấy thị trường truyền thông, giải trí bằng video đang cực kỳ màu mỡ. Tuy nhiên, việc kết nối người dùng và Video maker luôn là vấn để nan giải.

Theo khảo sát, nhân tố ảnh hưởng đến việc kết nối người dùng với Video-maker là giá cả và chất lượng kèm theo đó là sự khó khăn trong việc tìm kiếm. Thống kê năm 2019 chỉ ra có tới 79% người dùng nghĩ rằng mức giá mà Video-makers đưa ra thường cao hoặc rất cao, thì 45% Video-makers nghĩ rằng mức ngân sách của phía người dùng lại quá hạn chế, dẫn đến hiện tượng ép giá, mặc cả xảy ra khá phổ biến. Ngoài ra, người dùng mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc khảo giá và đàm phán với Video maker để có được 1 sản phẩm video hợp ý mà lại hợp ví. Điều này cho thấy nhu cầu về một nền tảng kết nối thuận tiện.

Trong thời gian hoạt động trên danh nghĩa là một ekip sản xuất trực tiếp, Centimedia nhận thấy rằng có rất nhiều Video-maker chưa có nhiều cơ hội thực chiến để nâng cao kỹ năng và cải thiện thu nhập. Họ thường tìm kiếm cơ hội thông qua các website tìm việc làm cho freelancer không chuyên biệt với đa dạng lĩnh vực (thiết kế, lập trình,…) mà sản xuất video chỉ là một phần nhỏ trong số đó. Điều này cho thấy nhu cầu về một nền tảng kết nối chuyên biệt.

Centimedia là một website kết nối cộng đồng Video-makers và người dùng với thế mạnh là sự thuận tiện cùng tính chuyên biệt. Ngoại trừ chi phí sản xuất video, các chức năng trên website đều miễn phí cho cả người dùng và Video-maker.

Website cung cấp cho người dùng 4 gói dịch vụ chính bao gồm: CentiTVC, CentiMV/Phim ngắn, CentiTiktok, CentiEvent. Sau khi chọn gói dịch vụ phù hợp, chức năng “Request and Finding” cho phép người dùng nhập yêu cầu cho video bao gồm: thời gian, địa điểm, khoảng giá, thể loại nội dung, số lượng. Sau đó, hệ thống sẽ quét và hiển thị những Video-makers có tỷ lệ khớp cao nhất với yêu cầu của người dùng kèm theo thông tin cá nhân, sản phẩm mẫu và đặc biệt là giá niêm yết. Cuối cùng, người dùng sẽ click vào tính năng “Chat and Deal” trên hồ sơ của Video-makers. Chỉ với 3 thao tác đơn giản, người dùng có thể chọn cho mình một Video-maker hợp ý mà lại hợp ví, tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí.

Tính chuyên biệt về lĩnh vực sản xuất video là điểm mạnh của Website, giúp Video-makers dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu nhờ tính năng “Request and Finding” có độ chính xác cao, từ đó tạo cơ hội thực chiến nâng cao kinh nghiệm, cải thiện thu nhập và giải quyết vấn đề việc làm. Ngoài ra tính năng “Ranking” – xếp hạng Video-makers theo tháng dựa vào thành tích sản xuất video để nhận thưởng và tăng tỷ lệ hiển thị của họ đối với những khách hàng có khả năng chi trả cao, từ đó tạo động lực cho họ phấn đấu và tăng tính tương tác.

Centimedia có thêm 2 tính năng là CentiIdea và CentiLocation giành riêng cho Video-maker, 2 tính năng này lần lượt cung cấp cho họ ý tưởng video và địa điểm quay hợp lý dựa theo yêu cầu của khách hàng. Từ đó giúp Video-makers tiết kiệm thời gian và công sức. Ngoài ra, tính năng CentiRewards giành riêng cho người dùng, giúp họ tích điểm qua những lần sử dụng dịch vụ để được nhận ưu đãi như giảm giá, đăng tải video quảng cáo của mình lên các fanpage có tương tác tốt và phù hợp với nội dung video.

Mục tiêu nỗ lực đạt tỉ lệ chuyển đổi là 15% (trong 100 người dùng truy cập website thì sẽ có 15 giao dịch sản xuất video được chốt). Mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 30% trong 5 năm tới. Có lợi nhuận chiến hơn 40% cấu trúc doanh thu. Đứng số 1 về doanh thu trong các nền tảng kết nối Video-makers và người dùng.

Phản biện của hội đồng chuyên môn:

TS. Nguyễn Ngọc Tú, Tổng Giám đốc Tập đoàn THT Global US cam kết đồng hành cùng dự án.

Câu hỏi: Các đối thủ cạnh tranh gồm những ai ở Việt Nam? Kế hoạch 3 năm tới như thế nào?

Trả lời: Đối thủ cạnh tranh không có, tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các nền tảng chuyên biệt video maker, các nhóm quay phim nghiệp dư. Hiện tại chưa có sản phẩm nền tảng nào tham gia vào thị trường kết nối sản xuất video cho các doanh nghiệp nhỏ.

Năm thứ nhất sẽ là một công ty trực thuộc một doanh nghiệp lớn, năm thứ 3 sẽ tách ra thành tổ chức về video, nền tảng kết nối người sản xuất và người có nhu cầu sản xuất các TVC cho SMEs.

(còn tiếp)

Bạn đang đọc bài viết Festival Khởi nghiệp 2021: Các dự án khởi nghiệp kêu gọi đầu tư ra sao? (phần 1) tại chuyên mục Quốc gia khởi nghiệp của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư khoinghiep@dddn.com.vn, SĐT: (+844) 3.5772400

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây