Sáng tạo không ngừng

Thứ sáu - 08/01/2021 01:49 336 0

 Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN

Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN

Chương trình Phát triển dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2020 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI cho thấy ngày càng thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo cộng đồng khởi nghiệp, thanh niên sinh viên. Gần 600 dự án nộp tham dự của hơn 40 trường đại học và từ 30 tỉnh thành gửi về buộc Ban tổ chức phải có nhiều đổi mới để chọn ra những dự án xuất sắc nhất.

Khác biệt từ hình thức tổ chức

Như những năm trước, thể lệ Chương trình được thông báo ngay từ tháng 3 nên các doanh nghiệp khởi nghiệp, thanh niên – sinh viên có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho dự án. Các trường đại học hay các tỉnh thành cũng có đủ thời gian tổ chức Chương trình để chọn lọc những dự án tốt nhất gửi Ban tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia theo đúng qui định. Mặc dù các dự án tham dự đạt giải đã được tuyển chọn từ địa phương và cấp trường nhưng tất cả đều trải qua 2 vòng chấm chéo.

Ở 2 vòng sau dành cho Top 20 và Top 10, các dự án tiếp tục trải qua giai đoạn khó khăn hơn để có tên trong Top 6 dự án lọt vào vòng chung kết. Nhóm tác giả dự án phải trình bày và thuyết trình trực tuyến trước 5 giám khảo cho mỗi vòng. Mỗi dự án lọt vào Top 10 và Top 6 đều được Ban tổ chức giới thiệu cố vấn, là các chuyên gia khởi nghiệp và các doanh nhân cùng đồng hành trong thời gian 2 tuần.

Sau khi được cố vấn chuyên sâu, có dự án tưởng chừng bị loại ở Top 10 thì tiến sâu vào vòng chung kết như Kẹo phòng chống nguy cơ đột quỵ C-NATO, Công ty CP Sản xuất và Thương mại Gỗ dừa CCF. Hình thức thi thay đổi từ trực tiếp sang trực tuyến sẽ giúp các nhóm dự án có cơ hội tiếp cận với format của Cuộc thi Cúp Khởi nghiệp Toàn cầu (Entrepreneurship World Cup).

 Lớp đào tạo giảng viên nguồn TOT

Lớp đào tạo giảng viên nguồn TOT

Đề cao vai trò của cố vấn

Trải qua 4 vòng tuyển chọn để có được Top 6, Ban tổ chức đã huy động lực lượng các giảng viên, cố vấn khởi nghiệp với con số khoảng 40 người. Họ đều là những chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cố vấn, giảng viên khởi nghiệp, doanh nhân.

Để đi đến được đích cuối cùng là chung kết, trong năm Ban tổ chức đã phối hợp với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (VSMA), Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam triển khai hàng loạt các hoạt động khởi nghiệp ở các tỉnh thành, trường Đại học trên cả nước. Cụ thể: giao lưu, đào tạo cố vấn khởi nghiệp, đào tạo giảng viên nguồn TOT, tư vấn xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, tổ chức Chương trình, cố vấn dự án cấp trường, khu vực từ đó ươm tạo và chọn lọc ra các dự án xuất sắc nhất ứng cử tham gia cuộc thi quốc gia. Đáng chú ý nhất, năm 2019, Diễn đàn Doanh nghiệp đã triển khai nhiệm vụ Nâng cao năng lực, xây dựng mạng lưới và hỗ trợ hoạt động của huấn luyện viên/cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (2 giai đoạn) cho các học viên là doanh nhân và giảng viên đại học tại 5 tỉnh, thành. Vì vậy, hoạt động này góp phần gia tăng số lượng cố vấn cho Chương trình.

Tuy nhiên, việc lựa chọn các dự án khởi nghiệp xuất sắc đã đặt ra những đòi hỏi cao hơn cho người cố vấn ở sự kết hợp chuyên môn lẫn kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ông Nguyễn Tiến Trung - Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo – IPP Coach - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (NSCI) - Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp ĐMST nhận xét: “Các dự án mang yếu tố công nghệ không chỉ dùng lại ở việc xây dựng APP mà còn thể hiện rõ sự sáng tạo, chiều sâu khoa học công nghệ trong mỗi dự án”.

Bạn đang đọc bài viết Sáng tạo không ngừng tại chuyên mục Quốc gia khởi nghiệp của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư khoinghiep@dddn.com.vn, SĐT: (+844) 3.5772400

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây