Kết quả nổi bật là tạo được sự lan tỏa và tác động tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, nhất là xây dựng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp với đầy đủ các thành tố, tạo được tiền đề cơ bản để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn sắp tới.
Theo quyền Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và khởi nghiệp tỉnh Trần Thị Xuân Duyên, sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc quyết liệt của Hội đồng Tư vấn khởi nghiệp tỉnh, cùng với sự triển khai đồng bộ của UBND tỉnh và các sở, ngành và địa phương đã góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, là “mảnh ghép” không thể thiếu, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chương trình đã tạo nền tảng về sự chuyển biến nhận thức; thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp, người dân; tạo diện mạo hoàn toàn mới về một chính quyền năng động, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm hoạt động. Kết quả của chương trình đã gián tiếp thúc đẩy các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh. Đặc biệt, năm 2019, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt mức 7,39%, là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt chỉ tiêu. Thu ngân sách tăng gấp 2,6 lần so với đầu nhiệm kỳ, phát triển mới 2.500 doanh nghiệp (Nghị quyết 1.500 doanh nghiệp) và tăng gấp đôi so với số doanh nghiệp hiện hữu của cả tỉnh tại thời điểm năm 2015.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có sự cải thiện rõ rệt, từ vị trí xếp hạng thứ 12 năm 2016, tỉnh đã tăng 7 hạng vượt lên vị trí thứ 5 vào năm 2017, tiến lên vị trí thứ 4 năm 2018 và vị trí thứ 7 năm 2019, thứ 8 năm 2020. Điều này có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp và tác động của chương trình đến môi trường đầu tư kinh doanh trong suốt thời gian vừa qua…
Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đôi lúc chưa đồng bộ nên chưa mang lại hiệu quả cao; Tổ Xúc tiến đầu tư và khởi nghiệp cấp huyện, xã hoạt động còn lúng túng; công tác truyền thông khởi nghiệp ở các địa phương, nhất là ở cấp xã còn đơn điệu, chưa mang lại hiệu quả.
Bà Trần Thị Xuân Duyên cho hay, giai đoạn 5 năm tới, định hướng của Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp là tiếp tục nỗ lực xây dựng Bến Tre thành “Địa phương khởi nghiệp”, đẩy mạnh phát triển khởi nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển đổi số. Chuyển trọng tâm từ khởi nghiệp thoát nghèo, khởi nghiệp làm giàu sang khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đồng thời, xây dựng Bến Tre trở thành trung tâm thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Một số chỉ tiêu cụ thể của giai đoạn tiếp theo là thành lập mới 25 ngàn hộ kinh doanh cá thể và ít nhất 5 ngàn doanh nghiệp, trong đó có 100 doanh nghiệp dẫn đầu, 600 doanh nghiệp khởi nghiệp, 10 doanh nghiệp khoa học công nghệ; 500 hộ kinh doanh lên doanh nghiệp…
https://daihoi13.dangcongsan.vn/tin-moi/phong-trao-thi-dua/thuc-day-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-tren-dia-ban-tinh-ben-tre-6829
Ý kiến bạn đọc