VIISA thành lập từ 2016, với hai cổ đông là Tập đoàn FPT và Quỹ đầu tư Dragon Capital. Đơn vị hỗ trợ được nhiều startup gây tiếng vang như Base, Cyhome, TheBank, Urbox...
Ngoài việc cấp vốn, VIISA cũng tham gia sâu hơn với các đội ngũ, mở rộng kết nối tiềm lực của hai doanh nghiệp lớn là FPT và Dragon Capital, giúp startup có đủ nguồn lực phát triển sản phẩm, đẩy mạnh kinh doanh để đạt đến vòng gọi vốn tiếp theo. "Đây cũng là khoảng trống của thị trường hiện nay khi có nhiều quỹ quan tâm đầu tư cho startup ở Việt Nam. Song họ thường chỉ chấp nhận đầu tư khi công ty đạt đến một quy mô nhất định để hạn chế rủi ro", đại diện VIISA đánh giá.
Tham gia chương trình tăng tốc khởi nghiệp ngoài việc mỗi startup nhận được vốn đầu tư 15.000 USD tiền mặt cùng một lượng dịch vụ không tiết lộ (như không gian làm việc, các dịch vụ từ các đối tác như Amazon Web Services, HubSpot, Google Cloud, Mapbox, Zendesk,...).
CyHome và Ella Study là 2 startup tốt nghiệp từ khóa 2 chương trình Tăng tốc khởi nghiệp 3. Trong đó, CyHome đã có khoảng thời gian hoạt động kinh doanh tốt khi số lượng khách hàng tăng gấp đôi so với năm 2017, số lượng đối tác cũng tăng đáng kể và đa dạng, từ thanh toán, dịch vụ cho tới hàng hoá,… giúp bổ sung được nhiều giá trị cho khách hàng. Còn Ella Study cũng đạt được một số thành tựu nhất định khi phát triển với hơn 50 đối tác từ khắp nơi trên thế giới, hơn 2800 cựu sinh viên trên nền tảng của mình. Trong năm 2018, Ella đã có 400 khách hàng với các dịch vụ mới giúp trọn gói việc đi du học: Gói tư vấn đến khi du học thành công, đưa đón tận nơi tại địa điểm du học và gia sư ở nước ngoài.
Các nhà sáng lập đã trải qua những khóa đào tạo chuyên sâu trong 3 tháng qua từ việc tìm kiếm những khách hàng đầu tiên để tránh những rủi ro như không chứng minh được nhu cầu của thị trường, sản phẩm tung ra không đúng thời điểm, đến tìm hiểu cách nói chuyện với nhà đầu tư, cách chốt thỏa thuận đầu tư, đến phát triển được mô hình kinh doanh có thể nhân rộng.
Ông Võ Trần Đình Hiếu, Giám đốc Tài chính của VIISA, chia sẻ, các startup trong khóa 4 là một trong những khóa thách thức nhất của VIISA từ trước đến nay. Những vấn đề, vướng mắc của họ rất đa dạng và khó giải quyết, nhưng VIISA rất hào hứng khi được làm việc chung và cùng chung tay giải quyết những thách thức như vậy.
VIISA là một trong những đơn vị tiên phong theo mô hình tăng tốc khởi nghiệp. Đến nay, Quỹ đã hỗ trợ 40 startup, góp phần giải quyết bài toán tạo ra nguồn startup dồi dào hơn và tạo đà cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Tại thời điểm hiện tại, khi có nhiều mô hình tăng tốc khởi nghiệp tham gia thị trường, nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ cho các startup ở giai đoạn đầu hơn, VIISA quyết định thay đổi mô hình để giải quyết các vấn đề của thị trường.
Ý kiến bạn đọc