Thông tư đính kèm phụ lục về danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; phụ lục về danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng trong thú y; phụ lục về danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản; phụ lục về danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y. Theo đó, các doanh nghiệp nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề cá và bảo quản, chế biến thủy sản sẽ bị cấm sử dụng các hóa chất, kháng sinh quy định trong phụ lục 1.
Thông tư này thay thế các Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; Quyết định 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc bổ sung Danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ; Quyết định số 41/2008/QĐ-BNN ngày 05/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành hạn chế sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2008.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
PHỤ LỤC 1.
DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Tên hoá chất, kháng sinh |
Đối tượng áp dụng |
1 |
Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng | Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. |
2 |
Chloramphenicol | |
3 |
Chloroform | |
4 |
Chlorpromazine | |
5 |
Colchicine | |
6 |
Dapsone | |
7 |
Dimetridazole | |
8 |
Metronidazole | |
9 |
Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) | |
10 |
Ronidazole | |
11 |
Green Malachite (Xanh Malachite) | |
12 |
Ipronidazole | |
13 |
Các Nitroimidazole khác | |
14 |
Clenbuterol | |
15 |
Diethylstilbestrol (DES) | |
16 |
Glycopeptides | |
17 |
Trichlorfon (Dipterex) | |
18 |
Gentian Violet (Crystal violet) | |
19 |
Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ) | |
20[4] |
Trifluralin | |
21[5] |
Cypermethrim | |
22[6] |
Deltamethrin | |
23[7] |
Enrofloxacin |
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC THUỐC, HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG THÚ Y
( Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Tên hoá chất, kháng sinh |
1 |
Chloramphenicol (Tên khác Chloromycetin;Chlornitromycin; Laevomycin,Chlorocid, Leukomycin) |
2 |
Furazolidon và dẫn xuất của nhóm Nitrofuran (Nitrofuran, Furacillin, Nitrofurazon, Furacin, Nitrofurantoin, Furoxon, Orafuran, Furadonin, Furadantin, Furaltadon, Payzone, Furazolin, Nitrofurmethon, Nitrofuridin, Nitrovin) |
3 |
Dimetridazole (Tên khác: Emtryl) |
4 |
Metronidazole (Tên khác: Trichomonacid, Flagyl, Klion, Avimetronid) |
5 |
Dipterex (Tên khác: Metriphonat,Trichlorphon, Neguvon, Chlorophos,DTHP); DDVP (Tên khác Dichlorvos; Dichlorovos) |
6 |
Eprofloxacin |
7 |
Ciprofloxacin |
8 |
Ofloxacin |
9 |
Carbadox |
10 |
Olaquidox |
11 |
Bacitracin Zn |
12[8] |
(được bãi bỏ) |
13 |
Green Malachite (Xanh Malachite) |
14 |
Gentian Violet (Crystal violet) |
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Tên hoá chất, kháng sinh |
Dư lượng tối đa (MRL)(ppb) |
1 | Amoxicillin |
50 |
2 | Ampicillin |
50 |
3 | Benzylpenicillin |
50 |
4 | Cloxacillin |
300 |
5 | Dicloxacillin |
300 |
6 | Oxacillin |
300 |
7 | Oxolinic Acid |
100 |
8 | Colistin |
150 |
9[9] | (được bãi bỏ) | |
10[10] | (được bãi bỏ) | |
11 | Diflubenzuron |
1000 |
12 | Teflubenzuron |
500 |
13 | Emamectin |
100 |
14 | Erythromycine |
200 |
15 | Tilmicosin |
50 |
16 | Tylosin |
100 |
17 | Florfenicol |
1000 |
18 | Lincomycine |
100 |
19 | Neomycine |
500 |
20 | Paromomycin |
500 |
21 | Spectinomycin |
300 |
22 | Chlortetracycline |
100 |
23 | Oxytetracycline |
100 |
24 | Tetracycline |
100 |
25 | Sulfonamide (các loại) |
100 |
26 | Trimethoprim |
50 |
27 | Ormetoprim |
50 |
28 | Tricainemethanesulfonate |
15-330 |
29 | Danofloxacin |
100 |
30 | Difloxacin |
300 |
31[11] | Ciprofloxacin |
100 |
32 | Sarafloxacin |
30 |
33 | Flumequine |
600 |
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC THUỐC, HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Tên thuốc, hoá chất, kháng sinh |
1 |
Improvac (số ĐK: PFU-85 của nhà sản xuất Pfizer Australia Pty Limited) |
2 |
Spiramycin |
3 |
Avoparcin |
4 |
Virginiamycin |
5 |
Meticlorpidol |
6 |
Meticlorpidol/Methylbenzoquate |
7 |
Amprolium (dạng bột) |
8 |
Amprolium/ethopate |
9 |
Nicarbazin |
10 |
Flavophospholipol |
11 |
Salinomycin |
12 |
Avilamycin |
13 |
Monensin |
14[12] |
Tylosin phosphate |
[1]Thông tư số 29/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y;”
Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y”
Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y 2004;
Căn cứ Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y”
[2] Điều 4, Thông tư số 29/2009/TT-BNNPTNN ngày 04/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 6 năm 2009, quy định như sau:
“ Điều 4. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký”.
Điều 2, Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 5 năm 2010, quy định như sau:
“ Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký”.
Điều 3, Thông tư số 03 /2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2012, quy định như sau:
“Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký”.
[3] Điều 5, Thông tư số 29/2009/TT-BNNPTNN ngày 04/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 6 năm 2009, quy định như sau:
“Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuốc thú y bao gồm thuốc thú y thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”.
Điều 3, Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 5 năm 2010, quy định như sau:
“Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thủy sản, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
Điều 4, Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2012, quy định như sau:
“Điều 4. Chánh Văn phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT; tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
[4] Bổ sung mục này theo Điều 1, Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 5 năm 2010
[5] Bổ sung mục này theo Điều 2, Thông tư số số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2012.
[6] Bổ sung mục này theo Điều 2, Thông tư số số 03 /2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2012.
[7] Bổ sung mục này theo Điều 2, Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2012.
[8] Bỏ điểm này theo Điều 1 Thông tư số 29/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNNngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 6 năm 2009
[9] Bỏ mục này theo Điều 1, Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNNngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2012
[10] Bỏ mục này theo Điều 1, Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNNngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2012.
[11] Sửa đổi mục này theo Điều 1, Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2012.
[12] Bổ sung mục này theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 29/2009/TT-BNNPTNN ngày 04/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 6 năm 2009.
Nguồn: Fistenet
Ý kiến bạn đọc