NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀO SẢN XUẤT NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI GIAN ĐẾN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀO SẢN XUẤT NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI  THỜI GIAN ĐẾN

Thụ tinh nhân tạo gà.
I. Khái quát thực trạng sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Ngãi.
Theo số liệu thống kê năm 2017 (Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi), sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh được tóm tắt như sau:
1. Kết quả sản xuất năm 2017:
TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Trong đó
Trâu, bò Heo Gia cầm
I

1
2
Giá trị sản xuất (theo giá hiện hành năm 2017)
Giá trị
Tỷ lệ


Tỷ đồng
%


4.323,916
100


1.493,551
34,54


1.595,057
36,89


1.121,609
25,94
II Tổng đàn gia súc, gia cầm Con 5.677.674 348.021 401.753 4.927.900
III
1
2
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
Sản lượng
Tỷ lệ

Tấn
%

77.204,0
100

20.978,7
27,17

44.978,3
58,25

11.247,0
14,56
2. Về tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất chăn nuôi theo vùng của tỉnh:
TT Chỉ tiêu Sản xuất trang trại Tổng đàn gia súc gia cầm
Số lượng (trại) Tỷ lệ (%) Trâu Heo
Số lượng (con) Tỷ lệ
(%)
Số lượng (con) Tỷ lệ
(%)
Số lượng (con) Tỷ lệ
(%)
Số lượng (con) Tỷ lệ
(%)
1 Tổng số cả tỉnh 47 100 70.671 100 277.350 100 401.753 100 1.121.609 100
2 Vùng đồng bằng 42 89,36 20.325 28,76 227.241 81,93 324.479 80,76 - -
3 Vùng miền núi, hải đảo 5 10,63 50.346 71,24 50.109 18,07 77.274 19,23 - -
Qua kết quả sản xuất nêu trên cho thấy ngành chăn nuôi của tỉnh có những đặc điểm sau:
- Chăn nuôi heo chiếm ưu thế về sản lượng và giá trị, tiếp đến là trâu, bò và gia cầm.
- Chăn nuôi theo mô hình nông hộ là chủ yếu, chăn nuôi trang trại còn rất nhỏ, trong chăn nuôi trang trại mới chỉ có heo, gia cầm, chưa có trang trại bò cho đến thời điểm hiện nay.
- Cơ cấu theo vùng sản xuất chăn nuôi heo, bò, gia cầm tập trung ở vùng đồng bằng trên 80%, riêng trâu vùng miền núi chiếm 71%.
II. Tóm tắt ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi thời gian qua tại Quảng Ngãi.
Như chúng ta đã biết, vào thập niên cuối của thế kỷ XIX, sang đấu thế kỷ XX, tại Quảng Ngãi, phong trào ứng dụng khoa học công nghệ trong đó có khoa học công nghệ sinh học vào ngành chăn nuôi đã được triển khai mạnh và rộng khắp toàn tỉnh với những đề tài, dự án khoa học công nghệ, chương trình khuyến nông cấp quốc gia, cấp tỉnh. Từ những đề tài, dự án, chương trình đó đã tạo nên một động lực mới làm thay đổi cả về lượng và chất của ngành chăn nuôi tỉnh nhà nhất là ở vùng đồng bằng của tỉnh.
Điển hình những thành tựu khoa học công nghệ sinh học đã được ứng dụng thành công tại tỉnh ta về lĩnh vực chăn nuôi như sau:
1. Về giống: Công nghệ thụ tinh nhân tạo bò, heo đã thay đổi cơ bản về chất lượng đàn bò, heo của tỉnh nhà, tạo ra bước đột phá mới của ngành chăn nuôi này trong tỉnh.
2. Về dinh dưỡng: Sử dụng men vi sinh có lợi nâng cao chất lượng thức ăn, tăng khả năng hấp thụ và hiệu quả kinh tế của bò, heo, gà.
3. Về kỹ thuật nuôi: Áp dụng kỹ thuật nuôi an toàn sinh học, hạn chế dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi heo, gà tập trung.
4. Về thú y: Sử dụng các loại vacxin phòng bệnh ở hầu hết các loại bệnh phổ biến kể cả những bệnh mới xuất hiện trên gia súc, gia cầm góp phần hạn chế dịch bệnh và giảm thiểu chi phí điều trị, rủi ro sản xuất cho người chăn nuôi.
5. Về môi trường: Sử dụng men vi sinh (EM), vi khuẩn không khí, háo khí có lợi để xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi như hầm bioga, đệm lót sinh học, ủ phân,…
Tuy nhiên, những kết quả trên vần còn có những hạn chế trong thực tiễn đó là quy mô áp dụng chưa được đại trà, chỉ có 2 công nghệ sinh học thành công và phổ cập nhất là thụ tinh nhân tạo bò, heo và vacxin phòng bệnh. Nguyên nhân của hạn chế quy mô áp dụng là do chăn nuôi nông hộ và tác động của hiệu quả chăn nuôi chưa ổn định ở từng thời điểm.
III. Đề xuất những giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất ngành chăn nuôi thời gian đến tại Quảng Ngãi.
Để có cơ sở đề xuất những giải pháp khả thi trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường tại Quảng Ngãi thời gian đến cần dựa trên thực trạng ngành chăn nuôi, nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng chuyển giao thành tựu công nghệ sinh học mới.
Dựa vào kế hoạch nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại  Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 08/02/2017, với tư cách cá nhân, từ kiến thức, tư duy chủ quan của mình chùng tôi xin được đề xuất những giải pháp công nghệ sinh học cần ứng dụng tại Quảng Ngãi thời gian đến như sau:
1. Dự kiến cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi thời gian đến:
Từ cách nhìn nhận của mình chúng tôi nhận thấy ngành chăn nuôi tỉnh ta thời gian đến có những cơ hội và thách thức sau:
- Về cơ hội: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt ngày càng tăng mở ra thị trường tiêu thụ lớn cho chăn nuôi do tác động của nhu cầu tiêu thụ bình quân đầu người tăng và tăng dân số cơ học bởi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ của tỉnh.
- Về thách thức: Những hình thức đã, đang và sẽ còn trong thời gian sắp đến là:
+ Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi.
+ Tác động bất lợi của dịch bệnh nhất là những bệnh mới có nguy cơ thiệt hại lớn.
+ Áp lực về ô nhiễm môi trường chăn nuôi cả chăn nuôi nông hộ và trang trại lớn.
+ Tính nghiệt ngã trong cạnh tranh thương mại, thị trường tiêu thụ.
Để khai thác lợi thế và khắc phục thách thức như đã nêu trên đòi hỏi phải có những giải pháp tổng hợp và đồng bộ về tổ chức sản xuất, quản trị, quản lý sản xuất kinh doanh và ứng dụng khoa học công nghệ.
2. Đề xuất những giải pháp công nghệ sinh học được nghiên cứu áp dụng vào sản xuất ngành chăn nuôi thời gian đến:
Để góp phần quan trọng trong việc khai thác lợi thế, cơ hội và hạn chế rủi ro, thách thức của ngành chăn nuôi như đã trình bày ở phần trên, về lĩnh vực công nghệ sinh học chúng tôi xin đề xuất:
2.1. Tiếp tục ứng dụng nhân rộng những thành tựu công nghệ sinh học đã thành công: Đối với những công nghệ sinh học đã được ứng dụng đạt kết quả trong thời gian vừa qua cần nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả hơn và mở rộng tiếp quy mô ứng dụng cụ thể là:
- Đối với chăn nuôi trâu bò:
+ Ứng dụng thụ tinh nhân tạo để duy trì cải tạo đàn trâu, bò vùng địa phương miền núi và nâng cao chất lượng, năng suất đàn bò lai kinh tế chuyên thịt (charalais, limusin, Angus, BBB,…) vùng đồng bằng.
+ Triệt để áp dụng phòng bệnh sinh học bằng vacxin cho tất cả các loại bệnh có vacxin.
+ Sử dụng men vi sinh, vi khuẩn có lợi trong dinh dưỡng và xử lý môi trường chất thải.
- Đối với chăn nuôi heo:
+ Ứng dụng thụ tinh nhân tạo tạo đàn heo lai vùng miền núi, đàn heo chuyên thịt vùng đồng bằng.
+ Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học đặc biệt là chăn nuôi trang trại ở đồng bằng.
+ Phòng và hạn chế dịch bệnh bằng các loại vacxin
+ Sử dụng rộng rãi công nghệ vi sinh trong xử lý môi trường và thức ăn.
- Đối với chăn nuôi gia cầm:
+ Nhân rộng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học trọng tâm vùng đồng bằng và quy mô trang trại.
+ Khai thác tối ưu về lợi thế công nghệ vi sinh trong thức ăn và xử lý môi trường.
+ Ứng dụng tối đa hiệu quả phòng bệnh bằng vacxin.
2.2. Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học mới.
Tùy điều kiện cụ thể về phát triển ngành chăn nuôi trong thời gian tới và nhu cầu thực tế của thị trường có thể nghiên cứu áp dụng thí điểm những công nghệ sinh học mới sau đây:
- Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi động vật trong nhân giống bò nhằm nhân nhanh giống bò tốt, tính chống chịu thích nghi cao và giảm chi phí giống để nhanh chóng cải tạo năng suất, chất lượng đàn bò theo nhu cầu thị trường.
Cấy truyền phôi bò
- Thụ tinh nhân tạo gia cầm nhằm bảo tồn gen quý (giống quý), nhân nhanh giống  có năng suất, chất lượng, ngoại hình đồng nhất, ổn định, giá thành hạ (giảm chi phí nuôi trống, tăng tỷ lệ trứng có phôi), thỏa mãn kịp thời nhu cầu thị trường.
                KS. Cao Hối – KS. Võ Thanh Thủy

  Ý kiến bạn đọc

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây