Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học - công nghệ Quảng Ngãi
Kỹ thuật trồng bạc hà cho nhà vườn
Chủ nhật - 25/03/2018 21:413.0920
1. Đặc điểm sinh học.
Bạc hà là cây thân thảo, sống được lâu. Thân cây bạc hà vừa phải, chúng cao khoảng 60 – 80 cm, có cây cao l m. Thân bạc hà hơi vuông, phân nhánh nhiều, thân có lông tơ, lá bạc hà rộng khoảng 2-3 cm, dài 3-7 cm, mép lá có răng cưa. Lá có lông tơ ở cả hai mặt. Hoa bạc hà có nhiều màu (màu tím, hồng hay màu trắng) Cây bạc hà ít ra quả và hạt.
2. Chế biến.
Bạc hà vị thơm, tính nóng nên được dùng làm rau gia vị phổ biến. Lá bạc hà dùng để ăn sống với các loại rau khác. Các món như bún bò Huế, chả giò… đều cần bạc hà.
Bạc hà được dùng nhiều hơn với tư cách là một vị thuốc Nam, Tinh dầu bạc hà có thể chữa cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, cảm nóng. Bạc hà cũng có tính diệt khuẩn tự nhiên, gây tê và giảm đau nên người ta thường dùng dầu bạc hà để bôi lên những vết trầy xước nhẹ. Dùng dầu bạc hà bôi lên mũi làm thông mũi, bôi lên thái dương để cản gió, trị đau đầu. Người ta còn chế biến bạc hà thành dạng viên để ngậm khi trời lạnh nhằm chống cảm lạnh.
3. Kỹ thuật trồng bạc hà.
a. Làm đất
Bạc hà được trồng được ở các loại đất như: đất thịt, đất mùn, đất đen, đất đỏ… Bạc hà không chịu được nước nên phải trồng ở nơi cao ráo. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, phơi ải để diệt mẫm bệnh. Đánh đất thành luống cao 20 – 30 cm, rộng 1,2 đến 1,5 m. b. Bón phân.
Một héc ta đất cần 20 – 25 tấn phân chuồng, 300 – 400kg phân lân, 250 – 300kg urê, 400kg phân kali.
Khi cây cao khoảng 15 – 20cm thì sẽ bón khoảng 150kg đạm cho 1 ha, sau đó 15 ngày lại bón ihúc 1 lần. c. Trồng bạc hà.
Bạc hà trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là vụ trồng vào tháng 2, tháng 3, thu hoạch vào tháng 6, tháng 7 và vụ trồng từ tháng 8 thu hoạch vào tháng 2 năm sau.
Người ta trồng bạc hà phổ biến bằng cách giâm cành. Bạc hà cũng trồng theo luống, hàng. Cây cách nhau khoảng 20 cm. Khi giâm cành thì cắt đoạn có 3-4 mắt rồi ấn ngập 3/4 phần thán xuống đất sau đó nén chặt. Đến khi cây phát triển bình thưòng, lá xanh bắt đầu lên thì chú ý bón phân.
Nếu bạc hà để lấy lá làm rau thì có thể bón nhiều đạm. Bón lót phân chuồng trước lúc trồng cộng với 2/3 số bánh dầu (khoảng 350 kg) số còn lại sẽ bón thúc khoảng 15 ngày sau đó.
4. Thu hoạch.
Tùy vào mục đích sử dụng để thu hoạch. Nếu để làm rau thì sau 1 tháng là có thể thu hoạch được. Sau khi thu hoạch lại tiếp tục tưới nước, bón phân và đợi đến nửa tháng sau thì thu hoạch lần 2. Mỗi cây như thế có thể thu hoạch 7-8 lần trong mỗi vụ. Sau đó nhổ cây đi để trồng vụ khác. Nếu thu hoạch để chưng cất tinh dầu thì phải đợi khoảng 3-4 tháng mới hái lá lần 1 sau đó 2 tháng tiếp theo mới thu hoạch lần 2. Mỗi năm chỉ thu được khoảng 4 lần. Sau mỗi lần cắt lá phải bón phân, vun gốc, chăm sóc cây cẩn thận. Bón phân lân, kali, urê để bạc hà tái sinh tốt.
Trung bình mỏi năm thu được 25 – 40 tấn thân, lá tươi trong 1 ha. Số lá, thân đó chế ra được 50 – 100 lít tinh dầu.
Trồng bạc hà không nên thâm canh vì sẽ làm giảm năng suất. Nên trồng xen canh bằng các cây khác như đậu, ngô…