1. Thời vụ: Sầu riêng có thể trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất vào thời tiết mát mẻ đầu mùa mưa, tháng 9 - 10 dương lịch. Đối với vùng đất thấp nên trồng vào cuối mùa mưa (tháng 11 - 12) nhằm tránh cây trồng không bị ngập úng.
2. Chuẩn bị đất trồng: Lựa chọ vùng đất tương đối bằng phẳng, mạch nước ngầm cao. Phát quang diện tích đất dự kiến lập vườn. Cày xới để tăng khả năng thoát nước và độ xốp của đất.
Sau khi chuẩn bị đất, tiến hành dăng dây định vị vị trí đào hố, hố được đào với độ lớn 0,8 x 0,8 x 0,8 m (sâu, rộng, dài). Bón lót (cho 1 hố) 20 kg phân chuồng hoai + 1,0 kg super lân. Toàn bộ lượng phân bón lót được trộn đều với đất mặt và phủ lên một lớp đất mịn cao hơn mặt hố khoảng 10 - 15 cm. Hố cần được chuẩn bị trước 1 tháng so với thời điểm trồng.
3. Mật độ trồng: 176 cây/ha với khoảng cách 7 x 8 m, trồng theo hình vuông.
4. Kỹ thuật trồng: Đào lỗ nhỏ giữa hố, đặt cây vào hố và lấp đất vừa ngang cổ rễ, không được lấp quá sâu, dùng tay ém chặt đất xung quanh gốc cây. Trồng xong dùng cây định vị để hạn chế gió lay. Tưới đẫm nước để đất và rễ cây tiếp xúc với nhau.
5. Kỹ thuật chăm sóc.
Cây con mới trồng chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng, trao đổi chất, sức chống chịu rất kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt, gió, … nếu chăm sóc không tốt dễ bị tình trạng còi cọc, chậm lớn. Có vườn sau khi trồng một năm, cây vẫn còn bị chết, đó là do :
- Hoặc nguồn cây giống không sạch bệnh, cành ghép, mắt ghép già cổi, bị sâu bệnh.
- Hoặc do chăm sóc không chu đáo, mùa nắng thiếu nước cây suy kiệt, mùa mưa bị úng rễ bị hư hạI, sử dụng phân thuốc quá liều lượng.
Để nâng cao tỷ lệ sống và giúp cây trồng tăng trưởng được tốt, cần tuân thủ một số chế độ sau:
5.1. Chế độ đất và nước
Đất xung quanh hố trồng phải được giữ ẩm vào mùa khô và mùa mưa phải ráo. Có thể quan sát độ ẩm của đất bằng cách bới sâu xuống khoảng 10- 20 cm, lấy ít đất lên vo thành viên được là tốt. Vo thành viên không được quá ẩm hoặc bời rời là thiếu nước.
Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới, tránh tưới nước có độ phèn cao (độ pH quá thấp) hay nước có hàm lượng muối khoáng quá nhiều. Nguồn nước ao tù, nước bùn … dùng tưới phải tránh dính lên thân lá sẽ làm môi trường thuận lợi cho nấm địa y phát triển.
Trong những tuần lễ đầu, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá vài lần (lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Nếu trồng đại trà ở những vùng thiếu nước nên dùng bình xịt để tưới vừa nhanh, vừa tiết kiệm được nước. Trời mát mẻ hay có mưa không cần tưới.
5.2. Hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên
- Trồng xong nên dùng lá dừa, lá cây … để che nắng trưa đến xế (tia nắng thường gay gắt, nhiệt độ cao, tia tử ngoại có thể làm hại cây nhất là ở giai đoạn cây ra là non).
- Vườn trống trải phải dùng cọc để cố định cây, để giông gió không làm gãy đổ trong vài tháng đầu sau khi trồng.
- Có thể dùng rơm, rạ, cỏ khô, bả dừa, bả cây họ đậu, … phủ xung quanh hố trồng để giữ ẩm vào mùa khô, hay chống xói mòn vào mùa mưa (cách gốc cây 10-15 cm để tránh ẩm độ cao, nấm bệnh dễ phát triển làm hư hại gốc). Tùy thực tế các yếu tố bất lợi xảy ra thế nào thì tìm cách khắc phục thích hợp.
- Thường xuyên phát quang cỏ dại xung quanh gốc với đường kính 1-1,2 m. Có thể trồng xen cây họ đậu để hạn chế cỏ dại và tăng cường khả năng giữ ẩm cho đất...
- Kiểm tra để phát hiện những cây chết hoặc bị bệnh để trồng dặm và tỉa bỏ những chồi dại mọc từ gốc ghép.
5.3. Bón phân
Đến nay chưa có một tài liệu khả dĩ xem là kim chỉ nam cho qui trình bón phân trong các giai đoạn sinh trưởng đối với cây sầu riêng. Phương pháp cung cấp phân được giới thiệu sau đây dựa vào kinh nghiệm và một số tài liệu tham khảo của nước ngoài.
a. Nguyên tắc cung cấp phân
Phân bón bao gồm phân vô cơ (phân hóa học) và phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng, phân ruốc …) cung cấp cho cây trồng là nhằm tăng nguồn dinh dưỡng dự trữ cho cây trong đất. Cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ phân (đặc biệt là phân vô cơ) mà phải thông qua yếu tố cơ bản rất đặc biệt là đất và nước.
Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. Do vậy, muốn cung cấp phân cho cây có hiệu quả nên tuân thủ nguyên tắc.
* Bón phân có định kỳ
Cây còn nhiều chất dinh dưỡng, nhất là lúc ra chồi non, lá non, ra hoa, mang trái. Nên cần bón thúc phân cho cây khi lá đã già hay sau mùa thu hoạch trái và sau đó thường xuyên bón bổ sung. Thời gian từ ra hoa đến trái chín của sầu riêng khoảng 16- 18 tuần. Giai đoạn làm cơm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn giai đoạn cuối, nên bón phân trước khi trái hình thành cơm.
* Bón đúng và bón đủ
- Mỗi giai đoạn và sinh trưởng nhu cầu chất dinh dưỡng có khác nhau. Cung cấp nhiều đạm cây sẽ giảm ra hoa, trái dễ bị rụng, hương vị phẩm chất giảm.
- Phải cung cấp đủ lượng phân dự trữ trong đất để cây phát triển và có năng suất cao. Thiếu phân cây ngừng sinh trưởng, phát dục không hoàn chỉnh, năng suất kém …
- Ngược lại, cây thừa phân sẽ làm bộ rễ tổn hại, tình trạng nặng cây sẽ bị chết. Bón nhiều phân trong thời gian ngắn ở giai đoạn mang trái sẽ làm rụng trái hàng loạt …Tốt nhất là bón vừa đủ theo định kỳ sinh trưởng của cây.
* Bón để nuôi cây
Vào thời điểm đất khô, thiếu nước tưới nếu bón phân sẽ gây lãng phí và có thể gây hại cho cây. Quan trọng nhất là phân đạm, khi bón phân tưới qua một vài lần tưởng rằng phân đã thấm sâu vào đất và cây đã hấp thụ hết. Thực tế, cây chỉ hấp thụ một phần, phần lớn còn lại nếu đất bị khô, khí hậu nóng hoặc nắng lâu ngày đạm chất sẽ bị hốc hơi.
Để phát huy tác dụng của phân bón, khi đã bón phân thì phải tưới một lượng nước vừa đủ và liên tục được giữ ẩm (nhất là vào mùa nắng) để cây hấp thụ được phân và tránh những mất thoát đáng tiếc. Vào mùa mưa, ở những vùng đồng bằng, liếp thường nhỏ, bón phân xong nếu bị mưa to dễ bị rửa trôi (nhất là ở vùng đất có kết cấu bề mặt quá chặt). Do đó, phải tìm cách để cho phân ngấm sâu vào đất.
b. Sử dụng phân hữu cơ
* Các loại phân hữu cơ thông dụng
Phân hữu cơ là các loại phân xanh, phân chuồng, xác cá … Phân chuồng, phân rác, phân xanh trước khi sử dụng phải ủ cho hoai mục. Phân chưa hoai mục có nhiều vi sinh vật có hại cho cây trồng hoặc khi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để tạo thành chất mùn sẽ sinh nhiệt (có thể lên trên 550C) làm tổn hại bộ rễ.
Phân hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rất có giá trị. Giúp cải tạo đất rất tốt, làm đất có kết cấu tơi xốp hơn, tăng độ phì của đất (không làm chai đất như phân vô cơ).
* Cách bón
- Dùng phân xanh, phân chuồng.... bón xung quanh tán cây :
Đào hố rộng 10- 30cm, sâu 10- 30cm xung quanh tán cây. Nếu phân ít có thể đào phân nửa hơn một phần ba tán cây. Cho phân xuống rãnh và lấp đất lại, nên kết hợp với việc bón phân hóa học, nhất là ở giai đoạn bón thúc, làm cho cây phát triển nhanh hơn và tránh được sự lãng phí do bốc hơi hay bị rửa trôi.
C. Sử dụng phân hóa học
* Cách bón
Trong những năm đầu, lượng phân bón cho mỗi cây là 20 kg phân chuồng + 0,3 kg phân 0,15 kg Ure + 0,2 kg super lân + 0,1 kg Kali Sunphat. Lượng phân trên được chia làm 3 lần bón/năm (chỉ sử dụng sunphát ka li để bón cho sầu riêng ).
Trong giai đoạn thu hoạch lượng phân bón cho 1 cây là 30 - 40 kg phân chuồng hoai + 1,2 kg ure + 1,8 kg Super lân + 1,0 Kali sunphat + 2 kg vôi. Lượng phân trên được bón vào 4 thời điểm sinh trưởng, phát triển của cây: trước khi ra hoa, khi quả sầu riêng bằng ngón chân cái, trước khi thu hoạch 1 tháng và sau khi thu hoạch xong.
5.4. Tỉa cành tạo tán.
Phải tỉa những cành mọc không đúng hướng, các cành già, cành mọc trong tán cành bị sâu bệnh để điều chỉnh tán cây cho đẹp, dáng cây sầu riêng giống như cây Noel. Vườn sầu riêng nếu được trồng cho ngay hàng thẳng lối, tạo dáng cho đẹp thì được xem như vườn cây cảnh hấp dẫn khách du lịch.
Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao chất dinh dưỡng mà không có lợi. Loại những cành già nằm gần mặt đất nhằm ngăn ngừa bùn đất, phân bón bám vào cành lá tạo môi trường tốt cho vi sinh vật gây hại như các loại nấm, tảo làm hạn chế sự hấp thu, bài tiết và quang hợp ở các bộ phận đó. Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3- 4 cành cấp 1. Tầng nọ cách cành kia 40- 60cm ( đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3 . . . dầy đặc, phải tỉa bỏ bớt.
* Kỹ thuật hạn chế sượng múi sầu riêng.
Sầu riêng là cây trồng rất mẫn cảm với Clorua (Kali đỏ) do vậy cần tránh việc bón phân có chứa Kali đỏ (Clorua Kali) Để tránh Sầu riêng bị xoăn lá và sượng múi cần thực hiện:
+ Phun các loại phân bón có chứa Kali ở dạng Sulfate hay hữu cơ như: Delta-K, Combi-M, Deltaforlia-K hay Greendelta-19 định kỳ 20-30 ngày/lần đặc biệt khi cây Sầu riêng từẩa hoa đến lúc thu hoạch thì phun thường xuyên hơn và nồng độ có thể cao hơn. Phun đồng thời 2-3 lần CHELAX Sugar Express.
+ Phun Vi lượng ở dạng Chelate(-) nên cần cung cấp thường xuyên-định kỳ khoảng 15-20 ngày/lần phun Vi lượng ở dạng Chelate(-) Deltamicro hay Feticombi-5 và CHELAX Zinc để ngăn ngừa cây Sầu Riêng bị vàm lá, bạc lá, xoắn lá, rụt lá non, chết nhánh, chết cây, ngộ độc, cây bị stress-còi cọc/si cây và bị sượng về sau, tăng mầu sắc và mùi vị đặc trưng của Sầu riêng.
+ Thường xuyên phun các loại Canxi ở dạng hữu cơ như Canximax hay CHELAX Calcium Boron và Gronta định kỳ 30 ngày/lần sẽ giúp Cơm/ thịt sầu riêng không bị nhão, cơm săn mềm vừa phải và hạn chế rất nhiều về vấn đề sượng của Sầu riêng. Làm được như trên sẽ hạn chế hầu như được rất nhiều hiện tượng Sượng cơm/thịt của trái Sầu riêng.
5.5. Tỉa hoa và tỉa quả
Hoặc tỉa hoa đợt 1 và đợt 3, giữ hoa đợt 2; hoặc giữ hoa đợt 1 và đợt 3 tỉa hoa đợt 2. Công tác tỉa hoa kết thúc trước thời điểm hoa nở 1 tháng.
Tỉa bỏ những quả xấu hoạc chùm quá nhiều quả vào các thời điểm tuần thứ 3, tuần thứ 8 và tuần thứ 10 sau khi hoa nở. Chỉ giữ lại tối đa 2 quả/chùm.
6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
6.1. Sâu hại:
- Sâu đục quả
- Sâu đục cành
- Rầy phấn
- Ruồi đục quả
6.2 Bệnh hại:
- Bệnh thối rễ
- Bệnh nấm hồng
- Bệnh xì mủ chảy nhựa
- Bệnh thán thư
- Bệnh cháy lá chết ngọn
Tác giả: KS. Nguyễn Văn Cao
Ý kiến bạn đọc