- Chọn giống có khả năng chịu được nhiệt độ cao phù hợp trồng trong nhà màng. Sử dụng một số giống cho trái trên thân chính và kháng bệnh sương mai, phấn trắng.
a. Xử lý hạt giống trước khi gieo ươm
- Phương pháp vật lý : ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 3-4 giờ, vớt hạt ra ủ đến khi nức nanh đem gieo ươm.
- Chọn nguyên liệu làm giá thể gieo hạt gồm : Xơ dừa, Mùn Cưa, tro trấu trộn với phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu vi sinh (tỷ lệ giá thể/phân hữu cơ : 80/20)
- Cho giá thể vào các lổ vĩ ươm (vĩ xốp loại 78 lổ), dùng dụng cụ tạo lổ trên vĩ ươm sâu khoảng 2 cm, mỗi lổ gieo 1 hạt giống (đầu nhọt hạt cắm xuống), dùng giá thể lấp hạt, gieo xong sắp đặt các vĩ ươm trên giàn ươm giống.
- Phun nước tạo độ ẩm trên các vĩ ươm, sau 3-4 ngày hạt nảy mầm, hòa dinh dưỡng phun bổ sung và thường xuyên giữ ẩm giá thể.
- Thời gian ươm cây con khoảng 10-12 ngày, khi cây cây ra 2 lá thật đem cây trồng vào túi giá thể.
- Giá thể trồng dưa lưới, dưa leo, cà chua dùng hỗn hợp bao gồm các nguyên liệu sau: mụn dừa, mùn cưa ( đã xử lý sạch), tro trấu , phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh. Tỷ lệ phối trội giữa các nguyên liệu như sau: Giá thể xơ dừa (hoặc mùn cưa) 50%, trấu hun 30%, phân hữu cơ 20%. Loại giá thể này có khả năng giữ nước, độ thoáng khí tốt.
- Cho giá thể phối trộn vào bầu chứa giá thể (loại bầu 30x35 cm) giá thể cách miệng bầu khoảng 3-4 cm. Đặt các bầu giá thể theo từng hàng với khoảng cách quy định vào vị trí luống trồng trong nhà màng.
- Dùng dụng cụ tạo một lỗ giữa bầu giá thể rộng 4cm, sâu 5cm; cấy chuyển cây giống từ vĩ ươm vào lỗ trong bầu giá thể và lấp gốc lại.
a. Tưới nước và bón phân
Nước và dung dịch dinh dưỡng cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Lượng nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây được điều chỉnh phù hợp tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây, loại cây, nhiệt độ và ẩm độ không khí.
b. Phu sương, cắt nắng:
Vào mùa nắng, ở thời điểm nắng nóng nắng nóng trong ngày cần sử dụng hệ thống màng cắt nắng và khởi động hệ thống phun sương làm mát môi trường trồng, duy trì nhiệt độ ổn định không để tăng cao làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong nhà màng.
c. Thụ phấn
Một số loại giống cây tự thụ phấn, nếu dùng những giống không tự thụ phấn được thì phải dùng những biện pháp thụ phấn nhân tạo(nếu quy mô nhỏ), hoặc dùng ong mật để thụ phấn (nếu quy mô lớn).
- Cây sinh trưởng cao khoảng 20cm là giai đoạn bắt đầu quấn dây cho cây leo lên. Theo dõi tỉa bỏ những cành nách không mang trái.
- Đối với cây cà chua, hàng cách hàng: 120 cm (tính từ tâm chậu), Cây cách cây 30 cm (tính từ tâm chậu). Mật độ trồng 2.600-2.700 cây/1.000 m2.
- Đối với dưa leo nên chừa lại 1 số cành nách mang trái nhưng chú ý cần bấm đọt đi và để lại lá gần trái.
- Đối với dưa lưới, mật độ và khoảng cách trồng vào mùa khô là hàng kép kiểu nanh sấu (cây cách cây 30-40cm hàng cách hàng 1-1,2 m) , bố trí đảm bảo mật độ đạt 2.500-2.700 cây/1.000 m2. Dưa lưới nên để 1 dây chính cắt tỉa các nhánh phụ. Vị trí trái để tốt nhất từ lá 10 đến lá 15 (cách gốc 60-70cm) là tốt nhất, và trên chèo để trái cắt bỏ chừa 2 lá. Nếu để 2 dây chèo thì phải bấm ngọn khi cây 4-5 lá thật và tỉa từ lá thứ 7 xuống gốc, vị trí để trái từ lá thứ 7 đến lá thứ 10.
- Theo dỏi chăm sóc, cắt tỉa lá già dưới gốc để vườn thông thoáng và hạn chế bệnh phát sinh.
7. Thu hoạch:
- Cà chua sẽ cho thu hoạch sau khi trồng 70 - 75 ngày, thời gian thu kéo dài từ 20 – 30 ngày hoặc dài hơn tùy giống cà chua. Trái có thể được thu hoạch chín hoàn toàn hoặc một phần, thu hoạch chùm hoặc rời tùy thuộc vào loại cà chua và nhu cầu của khách hàng.
- Đối với dưa chuột sau khi trồng khoảng 20 –25 ngày bắt đầu cho thu quả, thời gian thu kéo dài từ 20 – 30 ngày tùy giống và điều kiện chăm sóc.
- Đối với dưa lưới, thời gian thu hoạch tùy thuộc giống và điều kiện nhiệt độ, trung bình khoảng 65 –75 ngày sau khi trồng. Trước khi thu hoạch 2-3 ngày tiến hành cắt nước và dinh dưỡng nuôi cây. Sau đó tiến hành kiểm tra độ ngọt của dưa lưới, trọng lượng dưa ... đóng gói, bao bì và vận chuyển tiêu thụ.
Tác giả: KS. Nguyễn Văn Cao
Ý kiến bạn đọc