Grab Ventures Ignite là chương trình tăng tốc khởi nghiệp giai đoạn sớm từ Grab. Chung kết chương trình sẽ là cuộc cạnh tranh giữa 13 startup, trong số đó 2 cái tên đến từ Singapore là Accredify and Bossjob.ph. Hãy cùng nhìn lại những công ty khởi nghiệp Việt lọt vào chung kết năm nay.Abivin
Abivin là công ty phát triển phần mềm quản lí tối ưu logistic, ra đười năm 2015. Startup xây dựng hệ điều hành vận tải, chuỗi cung ứng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Theo tuyên bố từ công ty khởi nghiệp, Abivin có thể xây dựng web quản lí, điều phối cho ban quản trị, ứng dụng di động cho nhân viên giao hàng và ứng dụng di động cho khách hàng.
Bên cạnh đó, các khách hàng của Abivin nằm trong các lĩnh vực vân tải container; chủ hàng, nhà sản xuất; nhà phân phối; nhà bán lẻ. Abivin sẽ số hóa các qui trình, và tuyên bố có thể giúp khách hàng tiết kiệm 30% chi phí vận tải.Abivin từng xuất hiện trên sóng Shark Tank Việt Nam mùa 2, và đã gọi vốn thành công 200.000 USD từ Shark Dũng. Tham vọng của Abivin là trở thành một “kì lân” công nghệ trong tương lai.bePOS
bePOS là nền tảng quản lí bán hàng cho các chuỗi bán lẻ, cà phê, salon & spa. Công ty được thành lập tại Australia năm 2015. Nhóm đồng sáng lập bePOS là người Việt Nam hoặc gốc Việt. Những thành viên này hiện vẫn nắm giữ các chức vụ quan trọng tại startup, như giám đốc tài chính, giám đốc vận hành và giám đốc công nghệ.Hiện tại, công ty đang hoạt động tại 10 quốc gia trên thế giới. bePOS tuyên bố các khách hàng của mình hiện đang tăng trưởng với tốc độ 30%.bePOS chính thức đăng kí tư cách pháp nhân tại Việt Nam vào năm 2018. Đại diện pháp luật là ông Phạm Nguyên Bách, giám đốc tài chính của bePOS. Theo thông tin từ Cổng đăng kí doanh nghiệp quốc gia, bePOS Việt Nam vừa tăng vốn từ 38 tỉ đồng lên 49,1 tỉ đồng.Hana
Hana là ứng dụng phát triển trợ lí thông minh trên nền tảng trí thông minh nhân tạo, ra đời năm 2016. Đội ngũ lãnh đạo Mideas (công ty vận hành Hana) gồm các thành viên từng làm quản lí tại Viettel.Hiện tại có 6.000 doanh nghiệp đang sử dụng nền tảng của Hana. Công ty cho biết hiện đang sở hữu 8.000 chat bot với 4 triệu người dùng hoạt động thường xuyên. Khách hàng chủ yếu của Hana nằm trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, dịch vụ lữ hành, tài chính ngân hàng, nhân sự, tuyển dụng.GoDee
Ra đời năm 2019, GoDee là ứng dụng kết nối một nhóm người có cùng nhu cầu di chuyển theo tuyến. Startup sẽ xây dựng các tuyến xe ô tô cố định trong thành phố theo các hướng hạn chế tắc đường. Công ty sẽ tự phát triển các tuyến, thay vì sử dụng bên thứ ba cung cấp dịch vụ như các ứng dụng gọi xe như Grab hay Be.
Một đặc điểm đáng chú ý của GoDee chính là việc người dùng có thể đề xuất các tuyến đường trên chính nền tảng của công ty. Hiện tại các tuyến của GoDee chủ yếu hoạt động tịa TP HCM.Medici
Medici là một startup công nghệ y tế, giúp kết nối cộng đồng y tế tham gia nền tảng. Hệ sinh thái của Medici bao gồm các bác sĩ, khách hàng và những người liên quan hoạt động trong lĩnh vực y tế. Khách hàng gổm tổ chức và cá nhân có thể thăm khám trực tiếp qua ứng dụng.Medici hiện là đối tác của 16 tổ chức y tế tại Việt Nam. Khách hàng có thể tra cứu kết quả khám ngay trên website hoặc ứng dụng. Công ty hiện có văn phòng hoạt động tại cả Hà Nội và TP HCM.Emiso
Emiso là một nền tảng giúp người dùng có thể livestream bán hàng. Đáng chú ý, công ty không xây dựng ứng dụng mà trực tiếp tích hợp nền tảng livestream vào ứng dụng mà khách hàng đang phát triển. Công ty cho biết lợi thế cạnh tranh đến từ hệ thống âm thanh, video cũng như độ trễ thấp. Việc tích hợp trực tiếp vào nền tảng của khách hàng giúp tăng tính năng tùy chỉnh, giúp doanh nghiệp chủ động phân phối nội dung.
Theo http://khoinghiepsangtao.vn/
Ý kiến bạn đọc