Dù không có những thống kê chính thức, nhưng nếu tính giá trị vốn hóa các công ty có thành viên của Hội các nhà khởi nghiệp tuổi Trâu Ất Sửu 1985, chắc chắn nó phải trên tỷ đô.
Hiện Hội khởi nghiệp Ất Sửu này có khoảng 20 thành viên, hoạt động trong đủ mọi ngành nghề song hiện chỉ có một người phụ nữ duy nhất là Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó Tổng Giám Đốc VNTravel Group, kiêm CEO Dinogo. Dường như những người tuổi Trâu thật sự thích hợp với việc startup vì họ rất chăm 'cày cuốc'?!
Chúng ta có thể kể ra đây những tên tuổi nổi bật trong Hội như: cặp đôi CEO/Founder Vũ Thanh Long – CFO Trương Thành Trung của eDoctor, Nguyễn Duy Khanh – CEO K-Group, Trịnh Nguyễn Thiên Phước – CEO Filum AI, Trần Tuấn Anh – Founder Mia, Nguyễn Quang Nhựt – CEO Shojiki, Nguyễn Trung Hiếu (Hiro) – CEO XtayPro, Bùi Hải An – COO Timo, Nguyễn Minh Tuấn – CEO/Head of Vietnam CyberAgent Capital…
Nhân dịp năm con Trâu Tân Sửu, chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn nho nhỏ với vài thành viên trong Hội, xem năm Covid-19 đã thay đổi họ cũng như doanh nghiệp của họ như thế nào; đồng thời lắng nghe những dự định của bản thân founder/Ban lãnh đạo lẫn công ty trong năm 2021.
Suốt chiều dài lịch sử, con người đã luôn có nhu cầu gặp gỡ giao tiếp trực tiếp với nhau và nó luôn là điểm bắt đầu của mọi thứ kết nối từ nhỏ tới lớn. Năm 2020, Covid 19 đã dạy cho chúng ta những bài học mới, nó khiến chúng ta phải loay hoay, suy ngẫm lại về phương cách giao tiếp này. Đã có nhiều tuần chúng ta không ra khỏi nhà, không được đi cà phê, không còn thoải mái sải bước chạy trên những lối công viên rợp bóng cây.
Giống như bất cứ doanh nghiệp nào, eDoctor cũng phải làm quen với giãn cách xã hội, với việc làm việc tại nhà, họp online. Những phương thức làm việc mới này ở góc độ nào đó chưa đạt hiệu quả tương đương như phương thức làm việc tập trung trước đây, tuy nhiên chúng tôi cũng đã dần quen với nó. Một vấn đề không nhỏ là việc tiếp xúc từ xa đôi khi tạo ra không ít khó khăn và rào cản giao tiếp với các quỹ nhà đầu tư quốc tế, nhất là để giúp họ hiểu biết đầ về bức tranh phức tạp của y tế Việt Nam hiện tại.
Ở góc độ khác, việc mọi người chấp nhận thực tế mới giúp việc chuyển đổi số diễn ra thuận lợi hơn với các tech startup như eDoctor. Người dùng đã bắt đầu nhận ra nhiều lợi ích thiết thực của việc tiếp cận dịch vụ y tế công nghệ. Trung bình mỗi lần khám, nền tảng của chúng tôi giúp họ tiết kiệm tới nửa ngày và trong nhiều trường hợp người dùng không cần tới bệnh viện, phòng khám mà vẫn xử lý được các vấn đề sức khỏe của mình. Về cơ bản, khi có bất kỳ vấn đề, thắc mắc nào về sức khỏe, người dùng chỉ cần mở eDoctor và phần việc còn lại sẽ được công nghệ giải quyết.
Trong năm 2021, chúng tôi vẫn tích cực đón nhận làn sóng chuyển đổi số này để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong giai đoán tới.
Tiếp bước đà thăng tiến được tạo ra từ 2020, eDoctor đang làm việc tích cực với các quỹ đầu tư lớn trong khu vực cho vòng gọi vốn tiếp theo. Chúng tôi đang triển khai một mạng lưới chăm sóc sức khỏe gia đình để đảm bảo thời gian tiếp cận dịch vụ y tế cho người dùng giảm xuống còn 5 phút. Đồng thời tương lai của khám chữa bệnh từ xa (telemedicine) sẽ sớm trở thành hiện thực, mang chất lượng y tế cao tới người dùng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các tỉnh, các địa phương xa trung tâm. Những dự án lớn này thực sự sẽ thay đổi đáng kể chất lượng y tế cho người dân Việt Nam.
Không có con đường nào bằng phẳng và đó là việc mà bất cứ ai trong chúng ta dù muốn hay không cũng phải chấp nhận. Covid-19 chỉ là tên gọi cho những khó khăn trong một khoảng thời gian mà ta có thể gọi tên được. Đối với cá nhân Khanh hay K-Group, chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận và uyển chuyển làm việc theo thực tế xảy ra, cũng như luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến.
Nếu nói cụ thể hơn về sự thay đổi, đối với cá nhân Khanh, tôi cảm thấy mình cần thương yêu mọi người hơn, trân trọng phút giây hiện tại hơn và luôn luôn nhắc nhở bản thân cần phải sắp xếp tốt hơn mọi thứ để dành cho các mối quan hệ như Gia Đình, Bạn Bè, Người thân ngoài công việc. Còn với K-Group, chúng tôi tính toán kỹ hơn, cố gắng chớp lấy cơ hội trong nguy khó để nhanh chóng phát triển trong thời gian ổn định sắp tới. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải cố gắng cắt bớt các nhân sự hay dự án không mang lại hiệu quả cao.
K-Group đang dành hết sức lực và thời gian để phát triển hàng loạt dự án. Dự kiến, trong năm 2021 và 2022 du thị trường còn rất nhiều khó khăn, nhưng nếu chúng ta biết tận dụng tốt thời gian này để phát triển các dự án, sẽ là tiền đề để chạy nhanh hơn khi nền kinh tế thế giới hồi phục, sau khi chúng ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Chúng tôi đang hoàn thiện và đưa vào thử nghiệm gần 20 ứng dụng trong năm 2021 cũng như phát triển một số dự án kinh doanh truyền thống vẫn còn chưa khai thác hết. K-Group hứa hẹn sẽ có những dự án mới rất hay và phù hợp với thị trường trong Covid và hậu Covid.
Hy vọng những dự đoán cũng như kỳ vọng của K-Group và các doanh nghiệp khác sẽ gặp nhiều thuận lợi!
Filum thành lập giữa đại dịch Covid19 vì tin rằng đây là thời điểm đúng đắn nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam.
Giữa những điều tiêu cực thì Covid cũng mang lại những thay đổi tích cực đặc biệt ngành công nghệ. Chúng đã rút ngắn tiến trình áp dụng công nghệ từ "một thập kỷ chỉ trong vài ngày"; các con số từ một nghiên cứu của McKinsey phản ánh rõ ràng điều đó: giao hàng trực tuyến tăng trưởng 8 tuần qua bằng với 10 năm trước, khám bệnh từ xa tăng trưởng 10 lần chỉ trong 15 ngày, làm việc từ xa tăng 20 lần về số lượng người tham gia các cuộc họp video trong 3 tháng, học từ xa chỉ tiếng riêng Trung Quốc đã có 250 triệu sinh viên tham gia trong 2 tuần và các dịch vụ giải trí trực tuyến cũng tăng trưởng chóng mặt 5 tháng vừa qua bằng 7 năm trước cộng lại.
Bên cạnh việc tăng tốc quá trình chuyển đổi số, Covid cũng giúp dần hình thành "tư duy số" (analytics mindset) khi các con số thương vong, lây nhiễm, liên tục được chia sẻ bàn luận trên tất cả phương tiện thông tin hiện đại từ báo chí cho đến mạng xã hội. Các mô hình dự đoán về hướng đi của đại dịch cũng dần thu hút được dư luận.
Như ai đã nói, năm 2020 chỉ là trailer của bộ phim chính 2021, nhưng khi nhìn vào các số liệu từ Kompa Dashboard (https://corona.kompa.ai/), tích cực vẫn chiếm ưu thế. Có nghĩa rằng niềm tin về một xã hội Việt Nam an toàn với dịch vẫn đang rất cao.
Chưa có số liệu cụ thể cho việc đầu tư để xây dựng nền tảng dữ liệu nhưng có đến khi chúng ta thực sự có nó thì những quyết định dựa trên dữ liệu phân mảnh (siloed data) vẫn sẽ tiềm tàng những sai sót không thể đoán trước.
Để trở thành doanh nghiệp định hướng dữ liệu (data-driven), có 2 cách tiếp cận chính là: tiến hành xây dựng nền tảng dữ liệu và thử sai liên tục; chờ đến khi có một công nghệ siêu việt (rocket science) để đùng 1 phát biến công ty thành data driven. Và nếu ta biết trở ngại lớn nhất của data-driven chính là văn hoá (culture) thì chúng ta nên theo cách tiếp cận nào để biến chuyển từ từ (transformation)? Vì văn hoá suy cho cùng là những gì lặp đi lặp lại hằng ngày chứ không phải một điều gì đó xuất hiện sau một đêm mơ màng.
Từ tất cả những lý do trên, năm 2021, đội ngũ Filum tập trung vào xây dựng những giải pháp dữ liệu cụ thể cho những ngành như Dịch vụ tài chính - Financial Services, Bán lẻ - Retail, Giáo dục - Education và Du lịch.
Chúc cho một năm trâu dẫu khó khăn đến đâu cũng có việc để cày!
Shojiki group gồm 3 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời. Năm 2020, Shojiki Group tăng trưởng doanh số hơn 40%. Tôi cho rằng, thành quả đó một phần nhờ vào chiến lược thích ứng tốt với tình hình Covid: bao gồm đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm, lựa chọn vị trí đầu tư mới, tăng cường bán chéo qua các đối tác.
Ngoài ra, với vai trò chủ nhiệm CLB Quảng cáo ngoài trời TP. HCM, các hoạt động vì cộng đồng cũng mang lại cho công ty chúng tôi một hình ảnh tốt, gián tiếp gia tăng lượng khách hàng mới, hoặc duy trì lượng khách hàng trung thành.
Xác định tình hình Covid còn kéo dài, nhưng với đà đang đi lên, năm 2021 chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển các sản phảm - dịch vụ quảng cáo hướng về ‘ngoài đường’ thay vì ‘trong nhà’, đồng thời phát triển thêm mạng lưới sản phẩm quảng cáo điện tử (Digital Outdoor) trong các chuỗi cafe, bến xe với nhiều ưu điểm hơn so với các hệ quảng cáo hiện tại. Đặc biệt là xử lý thông minh theo yêu cầu khách hàng, kết hợp O2O (online to offline) thông qua kết nối internet.
Các dự án đầu tư mới, thay vì phải đầu tư 100%, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các đối tác quảng cáo và khách hàng để tận dụng nguồn lực của đối tác và nhu cầu quảng cáo có sẵn của khách hàng, qua đó tận dụng được các nguồn lực có sẵn, tránh việc đầu tư xong thì đội ngũ trong nhà khai thác không hiệu quả.
Với một ngành truyền thống hơn 20 năm là quảng cáo ngoài trời cùng các thành viên gạo cội, chúng tôi xem Covid chính là cơ hội tốt để một công ty mới hơn như Shojiki Group khẳng định vị thế của mình.
Năm 2020, phải nói là một năm để học hỏi và tối ưu. Vì sao? Nếu không có dịch, Mia sẽ mở rộng kinh doanh như bình thường mà không biết ở bên mình gặp những vấn đề gì. Lúc trước nhân viên cả công ty là 250, văn phòng là 70 người. Covid -19 xảy ra, Mia đóng một số mặt bằng kinh doanh không hiệu quả, giảm nhân viên văn phòng từ 70 người xuống còn 45 người nhưng doanh số một tháng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Như vậy mới thấy bộ máy của công ty đang dư thừa như thế nào.
Bài học rút ra từ đại dịch là kinh nghiệm thị trường, đối thủ, cách ứng phó rủi ro để phục vụ mở rộng kinh doanh sau này, kỹ hơn, chính xác hơn.
Trước thời điểm dịch, rất nhiều doanh nghiệp tự tin mở rộng thị trường nhưng vấn đề về hàng hóa, dịch vụ hầu như lại không tập trung sâu, nên khi Covid-19 xảy ra, dù là một vấn đề nhỏ cũng không dễ để giải quyết.
Về câu chuyện đóng cửa bớt các cửa hàng trong chuỗi bán lẻ, sáng lập Mia khẳng định đó là quyết định đúng đắn. Bởi nhờ đóng 7 cửa hàng mà Mia mới tồn tại. Quyết định đó giúp Mia tiết kiệm gần 1 tỷ đồng tiền thuê mặt bằng, thậm chí qua tháng dịch Mia lãi chứ không còn lỗ nữa. Lúc đó, tôi luôn cho các bạn nhân viên biết là công ty không có vấn đề gì, công ty vẫn đủ tiềm lực để duy trì thêm 5 -6 tháng nữa.
Trong năm 202o, tôi đã nghĩ đến trường hợp có thể hy sinh bằng cách bán nhà, bán xe – tương đương bỏ một phần vốn cá nhân vào nếu Mia thật sự cạn kiệt vốn. Trước đây, tôi khởi nghiệp tay trắng, bây giờ nếu cần tôi sẵn sàng bán hết để phục hồi và làm lại. Chỉ cần công ty phát triển tốt, những thứ đó sẽ quay lại với mình vào thời điểm khác trong tương lai.
Sau Covid, ngành bán lẻ sẽ có thể lùi lại 2-3 năm sau mới trở lại như bình thường. Các doanh nghiệp bán online thời trang sẽ tăng trưởng, chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp bán lẻ thông thường, thuần túy truyền thống.
Năm 2021, Mia không mở rộng nhưng sẽ trau dồi thêm kiến thức để có chiến lược tốt hơn cho 5 năm tiếp theo. Khi thị trường ổn định trở lại, Mia sẽ mở rộng - ít nhất phục hồi lại các cửa hàng ngang bằng với năm 2019, thậm chí là năm 2018; sau đó là chinh phục lộ trình 5 năm tiếp theo trở thành doanh nghiệp top đầu ngành hành lý vali, túi xách và balo. Mong muốn gần nhất Mia sẽ là top 1 của thị trường mảng vali kéo.
Một là bạn phải độc nhất, hai là bạn phải thật đặc biệt! Với bản thân, tôi luôn nghĩ đến những thứ mình chưa từng nghĩ, làm những thứ người khác chưa từng làm. Nên với tôi, Covid là thách thức của các doanh nghiệp lớn và là cơ hội của các doanh nghiệp nhỏ.
Khi các doanh nghiệp lớn và vừa phải chỉ loay hoay tìm hướng phát triển và còn luôn phải để mắt tới việc đảm bảo tồn tại - trụ vững qua giai đoạn khó khăn này, thì đây là cơ hội cho các bạn trẻ làm startup. ‘Chân cứng thì đá sẽ mềm’, tôi luôn nghĩ như vậy.
Tôi tin rằng, không chỉ khi có Covid, mà bất cứ thời điểm nào, năng lượng của những người đứng đầu luôn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Có những nhà lãnh đạo được đánh giá là đưa ra quyết định bằng cảm xúc, có những nhà lãnh đạo được ví như số hoá tới mức chỉ cân nhắc tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng theo quan điểm của tôi, dù ai theo phong cách nào, thì mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp chính là sự tồn tại và phát triển bền vững, để nuôi sống những con người tâm huyết và sẵn sàng chiến đấu cùng nhau.
Nhân dịp năm mới Tân Sửu, Hội Doanh nhân tuổi sửu Saigon ‘Buffalo Start-up Saigon" - Những Founder/CEO tuổi Sửu sinh nhăm 1985 của các doanh nghiệp đại diện hình ảnh những ‘Con trâu cày ‘của giới trẻ khởi nghiệp; chúng tôi kết nối lại với nhau, tạo ra một sân chơi văn minh, lành mạnh, là cộng đồng để tương tác hỗ trợ nhau trong kinh doanh, cùng nhau phát triển.
Chính tinh thần tập trung cao độ, phấn đấu không mệt mỏi, đoàn kết của các start-up với nhau đã giúp chúng tôi đi lên và vượt qua khó khăn một cách mạnh mẽ. Sự thay đổi linh hoạt, nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp kịp thích nghi với mọi khó khăn.
Trong năm Covid 2020, VNTravel Group chúng tôi ngoài 16.000 các điểm bán lẻ của kênh Tripi B2B, các đối tác chuỗi như MyViettel, FPT Shop, HoangHa Mobile, Phong Vũ,.. của kênh B2B2C; chúng tôi đón nhận thêm thành viên mới là Mytour từ tháng 5/2020, bổ sung thêm một thương hiệu mạnh bên cạnh Dinogo cho kênh bán B2C của VNTravel Group.
Ý kiến bạn đọc