Từ việc dự án "Vibale - nâng cao giá trị cây chuối (phụ phẩm nông nghiệp) sau thu hoạch" bị cướp ý tưởng trên để nói về vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ của starup tại Việt Nam còn bỏ ngỏ. Mặc dù được thành lập từ năm 2019, Vibale chuyên sản xuất hộp, đĩa, khay từ lá và thân cây chuối để thay thế hộp xốp/nhựa dùng 1 lần. Với giá cả hợp lí, sản phẩm này có khả năng phân hủy sinh học trong vòng 45 ngày bảo quản trong 12 tháng, đồng thời đã được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, việc kinh doanh của starup khá suôn sẻ. Tuy nhiên, đại diện nhà sáng lập cay đắng thông báo và nhắn nhủ các startup sau này phải nhanh chóng đăng ký thương hiệu trước khi đi tham dự các cuộc thi nào đó.
Theo ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN, mặc dù phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gặp không ít khó khăn mà một trong số đó là chưa có nhiều kiến thức về nhận diện và đánh giá các tài sản trí tuệ, trong khi đây là khâu vô cùng quan trọng, quyết định tiềm lực về tài sản trí tuệ của mỗi doanh nghiệp.
Trang bị kiến thức về tài sản sở hữu trí tuệ đang là vấn đề còn bỏ ngỏ tại các trường đại học. Ông Bùi Văn Quyền, Phó Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam, cho rằng: "Nên coi đào tạo sở hữu trí tuệ trong trường đại học là một môn bắt buộc, đặc biệt ở các trường kỹ thuật. Được đào tạo từ trong nhà trường, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường mới có đủ kiến thức về sở hữu trí tuệ để lập nghiệp".
Ý kiến bạn đọc