Chiến lược vượt khủng hoảng Covid-19 của Grab

Thứ ba - 06/10/2020 23:10 456 0

 

Trên trang Techcrunch, Russell Cohen – Giám đốc vận hành khu vực của Grab cho biết: “Khi khủng hoảng bắt đầu, nhóm lãnh đạo đã ngồi lại để nhìn nhận tình hình và thấy rằng thách thức là rất lớn, đặc biệt là ở thị trường Đông Nam Á”.

 Chiến lược vượt khủng hoảng Covid-19 của Grab

Russell Cohen, giám đốc vận hành khu vực của Grab.

Trước bối cảnh, ứng dụng cho phép tài xế Grab chuyển đổi hình thức hoạt động từ chuyên chở hành khách sang giao hàng theo yêu cầu. Theo đó, hơn 149.000 tài xế đã bắt đầu chuyển sang cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa. Singapore, Malaysia và Thái Lan là những thị trường chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ nhất. Con số này cũng bao gồm hàng chục nghìn tài xế mới chính thức gia nhập nền tảng.

Dù vậy Grab phải đối mặt với thách thức mới là mở rộng quy mô dịch vụ giao hàng để đáp ứng nhu cầu gia tăng đáng kể từ phía người tiêu dùng và cả những người bán hàng khi họ cần một cách mới để tiếp cận người mua.

Cohen cho biết, trong tháng 3 và 4 năm any, có 80.000 đơn vị kinh doanh nhỏ gia nhập nền tảng. Nhiều người thậm chí chưa bao giờ bán hàng trực tuyến. Vì vậy Grab đã đẩy nhanh việc ra mắt tính năng tự phục vụ, khiến các đơn vị kinh doanh nhỏ có thể dễ dàng tự gia nhập vào nền tảng.

“Đây là một lĩnh vực lớn của nền kinh tế Đông Nam Á nhưng đã được số hóa một cách hiệu quả chỉ trong vòng vài tuần”, Cohen nói.

Nhiều người bán hàng trước đó chỉ thực hiện thanh toán bằng tiền mặt vì vậy công ty thiết lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Quy trình thực hiện khá đơn giản bởi Grab Financial (đơn vị chuyên về tài chính) đã cung cấp các dịch vụ như Grab Pay để thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng ví điện tử, dịch vụ chuyển tiền.

Grab cũng phát hành một gói công cụ với tên gọi Grab Merchant, cho phép người bán có thể thiết lập hoạt động kinh doanh trực tuyến bằng cách gửi giấy phép và chứng nhận online.

Một phần của chiến lược đối phó với Covid-19 của Grab là hợp tác với chính quyền các thành phố hoặc chính phủ các nước để việc giao hàng hiệu quả hơn. Tại Singapore, từ tháng 9 này, doanh nghiệp mở rộng chương trình thử nghiệm GrabExpress Car cho phép các phương tiện ôtô cũng có thể được giao hàng thực phẩm và tạp hóa (trước đó chỉ áp dụng cho xe máy).

Cohen cho biết, dịch vụ gọi xe đang dần phục hồi tại nhiều thị trường song công ty vẫn chuẩn bị cho tương lai không chắc chắn bằng cách lập các mô hình đối phó với các kịch bản khác nhau. Công ty đã tính đến khả năng các thị trường cách ly xã hội trở lại, và những thay đổi mang tính chất lâu dài trong hành vi của người tiêu dùng cũng như người bán hàng.

Lãnh đạo Grab cho biết, các mô hình kinh doanh được tính tới bao gồm cả việc, có thể hoạt động giao hàng nhanh sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hoạt động kinh doanh bởi ngay tại các quốc gia đã dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, khách hàng vẫn ưa chuộng loại hình mua sắm trực tuyến.

Covid-19 đã thúc đẩy hoạt động thanh toán điện tử tại nhiều thị trường của Grab. Có thể kể đến như việc ra mắt thẻ GrabPay tại Philippines 3 tháng trước bởi nhiều người bắt đầu sử dụng các hình thức thanh toán không tiếp xúc do lo ngại lây nhiễm Covid-19.

Với hoạt động giao hàng, công ty đang triển khai mở rộng các tính năng của GrabExpress, cho phép giao hàng trong ngày và tăng cường các công nghệ để giúp tài xế có thể lên kế hoạch giao nhận hàng hóa hiệu quả. Điều này sẽ giúp giảm chi phí dịch vụ vận chuyển khi những lo ngại về giá cả của khách hàng tăng lên.

“Hành vi của khách hàng đã thay đổi, vì vậy từ góc nhìn của đơn vị phân phối, các tài xế, chúng tôi buộc phải linh hoạt các hoạt động của minh”, Cohen chia sẻ.

Theo http://khoi.nghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây